Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Thai nhi 14 tuần tuổi: Bộ phận sinh dục bé phát triển nhanh, mẹ 'tạm biệt' ốm nghén

(VOH) – Đa phần mẹ bầu sẽ hết hẳn triệu chứng ốm nghe khi thai nhi được 14 tuần tuổi. Sự phát triển của thai nhi ở tuần này cũng có nhiều điểm đặc biệt hơn các tuần trước, mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ở tuần thai thứ 14, con yêu của bạn đã ổn định hơn, khả năng động thai hoặc sảy thai cũng sẽ thấp hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi ở cơ thể bạn cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ để mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời.

1. Ra dịch màu nâu khi mang thai 14 tuần có nguy hiểm không?

Việc ra khí hư hay một chút dịch màu nâu khi mang thai thường chỉ xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất. Còn với phụ nữ mang thai 14 tuần, nguyên nhân xuất hiện dịch màu nâu có thể là do lượng máu bị tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung, khiến cho khu vực tại vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Khi có giao hợp sẽ làm xuất hiện dịch nâu.

thai-nhi-14-tuan-bo-phan-sinh-duc-be-phat-trien-nhanh-me-tam-biet-om-nghen-voh

Ra dịch nâu khi thai nhi 14 tuần tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, ra dịch nâu khi thai nhi 14 tuần tuổi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề như:

Tất cả các vấn đề trên đều vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi thai phụ cần đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám và điều trị sớm. 

Xem thêm: Chích ngừa trước khi mang thai đúng cách để tránh phí tiền mà không hiệu quả

2. Sự phát triển thai nhi 14 tuần tuổi

Thai nhi 14 tuần tuổi sẽ dài khoảng 9cm tính từ đầu đến chân và nặng khoảng 45g.

Sự phát triển của thai nhi 14 tuần cho thấy, cổ của bé định hình rõ ràng hơn, dài hơn, giữ được đầu thẳng hơn và chi dưới cũng phát triển khá nhiều.

Toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm, lớp lông tơ này sẽ bao trọn cơ thể bé cho đến khi bé được sinh ra ngoài.

Các hành động mút tay, ưỡn mình, dang chân ở bé vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, bé cũng bắt đầu biết phản ứng với các tác động từ bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng...

thai-nhi-14-tuan-bo-phan-sinh-duc-be-phat-trien-nhanh-me-tam-biet-om-nghen-1-voh

Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

Hệ xương của bé đang phát triển từ trạng thái xương sụn sang xương cứng.

Bộ phận sinh dục đang phát triển rất nhanh. Tuyến giáp cũng bắt đầu sản xuất hormone bởi lúc này tuyến giáp của bé đã trưởng thành.

2.1 Có thai 14 tuần biết trai hay gái chưa?

Ở tuần thai này, bộ phận sinh dục của bé đã phát triển đầy đủ. Với bé gái những chồi non bắt đầu tách ra thành rãnh nhỏ tạo nên âm vật, buồng trứng của bé chứa khoảng 6 triệu trứng. Ở bé trai, dương vật được hình thành.

Tuy vậy, thai 14 tuần vẫn còn khá khó khăn để bác sĩ có thể nhận biết chính xác giới tính thai nhi trên máy siêu âm.

Xem thêm: Bốn thời điểm siêu âm quan trọng trong thai kỳ

3. Dấu hiệu mang thai 14 tuần

Mang thai 14 tuần, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể như:

  • Ngực to và căng hơn: Ngực của bạn vẫn sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức như 3 tháng đầu.
  • Bụng to hơn: Mang thai 14 tuần bụng của bạn đã bắt đầu lộ rõ, tuy nhiên, mức độ lớn của mỗi bà bầu là khác nhau bởi nó phụ thuộc vào thể trạng cũng như chiều cao, cân nặng mỗi người.
  • Ăn ngon miệng: Sau khi triệu chứng buồn nôn kết thúc, bạn sẽ cảm thấy thèm ăn, ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.
  • Các mạch máu nổi lên: Nếu quan sát bạn sẽ thấy chân nổi những mạch lớn do máu không được lưu thông đều.
  • Mũi nở ra: Bạn có thể gặp phải tình trạng mũi nở to hơn bình thường, đôi khi còn bị nghẹt mũi.
  • Chuột rút: Tình trạng bị chuột rút sẽ diễn ra thường xuyên hơn, do đau dây chằng tròn và các cơ đang giãn ra cùng với sự phát triển của thai nhi, cũng như trọng lượng cơ thể người mẹ tăng lên.
  • Tóc mượt và dày: Ở tuần thai này nếu để ý bạn sẽ thấy tóc mình dày và mượt hơn trước rất nhiều.

4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 14

Ở tuần thai này, đối với những phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc nếu các xét nghiệm cho thấy thai nhi có vấn đề, bạn có thể sẽ được chỉ định chọc ối, mặc dù xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện khi thai nhi 15 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi.

thai-nhi-14-tuan-bo-phan-sinh-duc-be-phat-trien-nhanh-me-tam-biet-om-nghen-2-voh

Siêu âm thai nếu có vấn đề bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện chọc ối (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, hãy trao đổi cùng bác sĩ nếu bạn đang đang gặp phải tình trạng mất ngủ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngủ uống khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

4.1 Khi thai nhi 14 tuần tuổi nên kiêng gì?

  • Nên thận trọng khi sử dụng nước máy: Chúng ta đều biết có những chất gây ô nhiễm vượt quá phạm vi an toàn trong nước uống và chúng ta sẽ không biết được đâu là loại nước máy đảm bảo an toàn. Vì thế, tốt nhất phụ nữ mang thai nên uống nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ngâm mình trong nước nóng: Nước nóng có thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng hơn 39 độ C trong hơn 10 phút và điều này có thể gây ra một số vấn đề ở mẹ và bé như tụt huyết áp, giảm oxy, tăng khả năng sảy thai, dễ bị chóng mặt....

4.2 Mang thai tuần 14 nên ăn gì?

Ở giai đoạn này bạn không cần kiêng khem quá nhiều như 3 tháng đầu, việc ăn uống của bạn cũng dễ dàng hơn. Vì thế bạn nên tập trung bổ sung những loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, ngô, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, củ dền…
  • Thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá, thịt, vừng, lạc, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu chất sắt như trứng gà, ngũ cốc, cải bó xôi, các loại hạt, đậu phụ, thịt bò, thịt nạc, yến mạch…
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa công thức, sữa chua, phô mai, trái cây khô, quả kiwi, chuối, bột yến mạch…
  • Thực phẩm giàu kẽm như cua, ốc, trai, ngao, hến và các loại hạt như hạt nhân, óc chó, hạt điều, mắc ca...
  • Thực phẩm giàu vitamin C như ổi, đu đủ chín, cam, quýt, bưởi, thanh long, việt quất…

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những thực phẩm và đồ uống không tốt cho thai 14 tuần, chẳng hạn như:

  • Các loại thực phẩm sống như sushi, hàu sống, nộm sống..
  • Thủy hải sản có chứa thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu...
  • Rau củ quả nảy mầm như khoai tây, khoai lang...
  • Trứng sống, trứng lòng đào.
  • Đồ uống có ga, caffeine.

Về cơ bản, thai nhi 14 tuần tuổi vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì thế, trong giai đoạn này bạn cần biết cách dưỡng thai hiệu quả để con yêu được phát triển một cách an toàn và tốt nhất. 

Bình luận