Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Thai nhi 17 tuần tuổi: Bé phát triển thế nào, mẹ thay đổi ra sao?

(VOH) – Thai nhi 17 tuần cũng là lúc mẹ đã đi qua gần nửa chặng đường thai kỳ. Ở tuần này, mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để theo dõi sự phát triển cũng như các chỉ số quan trọng của thai nhi.

Sau tuần thai thứ 16, cơ thể bạn và bé đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đây sẽ là thời điểm cả 2 mẹ con đều bắt đầu tăng cân nhanh, bụng bầu của bạn cũng sẽ càng lộ rõ.

1. Chỉ số thai nhi 17 tuần

Khi thực hiện khám thai ở tuần thứ 17, bạn sẽ nhận được 6 chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, bao gồm: đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu đến chân.

Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần cộng tuổi xê dịch từ 0 – 6 ngày, phân thành bảng như sau:

  Thai nhi 17 tuần + 0 Thai nhi 17 tuần + 1 Thai nhi 17 tuần + 2 Thai nhi 17 tuần + 3 Thai nhi 17 tuần + 4 Thai nhi 17 tuần + 5 Thai nhi 17 tuần + 6
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 30-42mm, TB 36mm 31-43mm, TB 36mm 31-43mm, TB 37mm 31-43mm, TB 37mm 32-44mm, TB 38mm 32-44mm, TB 38mm 33-45mm, TB 39mm
Chiều dài xương đùi (FL) 22-26mm, TB 23mm 23-27mm, TB 23mm 23-27mm, TB 24mm 23-27mm, TB 24mm 24-28mm, TB 24mm 24-28mm, TB 24mm 25-29mm, TB 25mm
Chu vi vòng bụng (AC) 100-147mm, TB 124mm 103-148mm, TB 126mm 104-148mm, TB 127mm 106-149mm, TB 128mm 109-150mm, TB 129mm 111-151mm, TB 130mm 113-151mm, TB 132mm
Chu vi vòng đầu (HC) 130-146mm, TB 138mm 132-148mm, TB 140mm 133-150mm, TB 142mm 135-152mm, TB 144mm 137-154mm, TB 145mm 139-156mm, TB 147mm 140-158mm, TB 149mm
Cân nặng ước tính (EFW) 150-212g, TB 181g 155-219g, TB 187g 160-226g, TB 193g 165-233g, TB 199g 170-240g, TB 205g 175-247g, TB 211g 180-254g, TB 217g

*TB : Trung bình

2. Sự phát triển thai nhi 17 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 17, thai nhi nặng khoảng 150g và dài khoảng 12cm tính từ đầu đến chân.

Ngay lúc này, bé đã có thể liên tục co duỗi tay chân và bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều hơn ở tuần thai thứ 18 hoặc vài tuần tiếp theo.

Bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất khi thai nhi được 17 tuần chính là nhau thai. Nhau thai của bạn đã và đang phát triển hàng ngàn mạch máu nhằm tối ưu hóa chức năng nuôi dưỡng thai nhi bằng các chất dinh dưỡng, oxy và loại bỏ chất thải cho bé.

thai-nhi-17-tuan-tuoi-be-phat-trien-the-nao-me-thay-doi-ra-sao-voh

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

Một lớp chất béo bảo vệ (gọi là mỡ nâu) sẽ phát triển dưới da của bé, lớp mỡ này giúp giữ ấm cho bé sau khi sinh ra.

Phổi của bé đã chuẩn bị để tiếp nhận oxy.

Ngoài ra, ở tuần thai này nếu bạn mang thai bé gái, tử cung và ống dẫn trứng của bé đã được hình thành đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé sẽ che khuất đi bộ phận này trong lúc siêu âm.

Xem thêm: 3 phương pháp y khoa giúp mẹ xác định giới tính con yêu chính xác

3. Dấu hiệu mang thai 17 tuần

Khi thai nhi 17 tuần, bạn sẽ nhận thấy cơ thể mình có những thay đổi rõ rệt, biểu hiện qua từng dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
  • Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện.
  • Thường xuyên bị đau, nhức đầu.
  • Có triệu chứng ợ nóng, khó tiêu.
  • Đau lưng.
  • Cảm giác mệt mỏi, thở mệt nhọc hơn.
  • Thân nhiệt tăng và đổ mồ hôi nhiều.
  • Huyết áp có thể thấp hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Bụng đã lộ rõ, cuống rốn đã nhô ra.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt

4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 17

Thai 17 tuần là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện siêu âm. Siêu âm giữa thai kỳ sẽ giúp kiểm tra sự phát triển của bé, bao gồm sự hình thành và phát triển não bộ, tim, cột sống, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.

Tuần thai này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sàng lọc trước sinh để phát hiện các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, thừa NST 13, sứt môi, khoèo chân, suy tim...

thai-nhi-17-tuan-tuoi-be-phat-trien-the-nao-me-thay-doi-ra-sao-1-voh

Thai 17 tuần có thể thực hiện các xét nghiệm tầm soát bênh Down và nhiều dị tật khác (Nguồn: Internet)

Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy chóng mặt, bởi đây là một triệu chứng khá phổ biến và luôn xuất hiện khi bạn ở thai kỳ 17 tuần. Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy nằm nghiêng sang bên trái và nâng chân lên cao nhất có thể. Hít thở sâu và nới lỏng quần áo chật chội.

Việc ngất xỉu thường rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

4.1 Khi thai nhi 17 tuần tuổi nên kiêng gì?

Cũng giống như các tuần thai trước, khi thai nhi được 17 tuổi bạn cần lưu ý:

  • Không uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá.
  • Hạn chế những loại thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Không ăn những loại thủy, hải sản có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Không vận động nặng nề.
  • Tránh stress, căng thẳng.

4.2 Thai nhi 17 tuần mẹ nên ăn gì?

Mang thai tuần thứ 17, bạn nên bổ sung các thực phẩm thuộc nhóm chất dinh dưỡng sau đây:

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, trứng gà, sữa tiệt trùng, cá hồi, tôm, các loại đậu, khoai, ngô,...để giúp cung cấp năng lượng, sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi phát triển, tăng cân theo tiêu chuẩn.
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt như: lòng đỏ trứng gà, thịt bò, thịt lợn, yến mạch, các loại hạt, bí đỏ, cải bó xôi, viên uống sắt.... để phòng ngừa hiện tượng thiếu máu, hệ miễn dịch kém, sảy thai, sinh non, con suy dinh dưỡng, thấp còi.
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi như: các loại sữa (sữa tươi, sữa bà bầu, sữa chua...), ngũ cốc, cua biển, tôm, kiwi, viên uống canxi,... để giúp hình thành xương, răng và tăng chiều dài cơ thể thai nhi.
  • Nhóm thực phẩm giàu DHA như: cá hồi, cá ngừ, đậu phộng, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt,... giúp tăng cường sự phát triển về thần kinh, thị giác, giúp bé phát triển não bộ, thông minh, nhanh nhẹn hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin như: cam, việt quất, dưa hấu, ổi, bưởi.... sẽ giúp trẻ đủ cân, phát triển não bộ và phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Như vậy, thai nhi 17 tuần tuổi đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, vì thế mẹ cần chú ý đến những sự thay đổi của cơ thể, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và tiếp tục lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ thật tốt mẹ nhé!

Bình luận