1. Những xét nghiệm khi có thai 19 tuần
Khi thai nhi được 19 tuần tuổi, một số thai phụ có thể sẽ được yêu cầu thực hiện chọc ối, nếu như bác sĩ nghi ngờ thai kỳ của bạn có vấn đề bất thường.
Chọc ối là xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra xem em bé có bị bất thường nào về mặt di truyền, chẳng hạn như bên Down hay không.
Triple test cũng là một loại xét nghiệm được thực hiện từ thứ 15 – 20 của thai kỳ để tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Edward hay dị tật ống thần kinh thai nhi. Xét nghiệm thường được tiến hành trước khi có chỉ định chọc ối.
2. Sự phát triển thai nhi 19 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần vẫn diễn ra liên tục. Lúc này bé đang nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm tính từ đầu đến chân.
Hiện tượng thai máy tiếp tục xảy ra, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được những cử động của bé, dù các cử động này thường diễn ra nhanh chóng.
Cơ thể bé lúc này đang được bảo vệ bởi một lớp sáp trắng để làn da không bị nứt nẻ hoặc trầy xước. Bên dưới, lớp lông mịn gọi là lông tơ tiếp tục phát triển trên da của bé.
Khi thai nhi 19 tuần tuổi, bộ não của bé đã phát triển hàng triệu tế bào nơron vận động. Sự phát triển này giúp bé có khả năng thực hiện được nhiều hơn các cử động như mút ngón tay, xoay đầu, hoặc nhiều cử động khác.
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Thính giác của bé cũng phát triển nhanh hơn ở tuần thai 18. Lúc này hoặc chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, bé sẽ có thể nghe được tiếng động và tiếng trò chuyện của mọi người ở bên ngoài và bé sẽ nghe được tiếng của mẹ rõ nhất.
Thận của bé bắt đầu tạo ra nước tiểu. Tóc bắt đầu mọc trên da đầu. Ngoài ra, nếu thai nhi là bé giá thì đã có khoảng 6 triệu trứng được hình thành trong buồng trứng.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
3. Dấu hiệu mang thai 19 tuần
Thai nhi 19 tuần, tức mẹ cũng đã trải qua được nửa chặng đường của quá trình mang thai. Cùng với sự phát triển của thai nhi thì cơ thể người mẹ cũng ngày càng thay đổi. Lúc này, cơ thể của bạn đang tích cực sản xuất thêm máu, hệ thống tuần hoàn mở rộng và duy trì huyết áp thấp hơn bình thường.
Ngoài ra, các triệu chứng khác bạn có thể gặp phải là:
- Đôi lúc có cảm giác xây xẩm, nôn nao, thậm chí bị ngất nếu người mẹ có sức khỏe yếu.
- Tình trạng nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu có thể xuất hiện do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn.
- Có thể bị chảy máu hoặc sưng, đau răng khi mang thai.
- Nhịp thở đôi khi nhanh khiến bạn bị hụt hơi.
- Bầu vú to ra do tăng tuyến sữa và lưu lượng máu. Trên bụng xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến xương mu (gọi là đường linea nigra), đường linea nigra sẽ mờ đi sau khi sinh.
4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 19
Khi bạn bắt đầu có thể cảm nhận được thai máy, hãy chú ý đến các cử động của con bằng cách đếm cử động thai. Mặc dù ở giai đoạn thai kỳ tuần 19, các chuyển động của bé có thể không ổn định nhưng nếu bạn không thể nhận thấy chuyển động của bé trong 1 hoặc 2 ngày, thậm chí 3 – 4 ngày thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Thai nhi 19 tuần không gây cản trở chuyện "chăn gối" của mẹ (Nguồn: Internet)
Chuyện chăn gối cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến em bé trong thời gian này, nên bạn không cần quá băn khoăn. Các bác sĩ đều khẳng định, “quan hệ vợ chồng” an toàn ở tất cả các giai đoạn thai kỳ, miễn là tình trạng mang thai của bạn không phải là trường hợp đặc biệt cần lưu ý.
Ngoài ra, nhiều người nghi ngại việc uống sữa bò chứa hormone BST khi mang thai sẽ không an toàn cho bé. Tuy nhiên, thực tế BST là một protein chứ không phải là một steroid nên sẽ không hề có hoạt tính sinh học ở người và cũng sẽ được tiêu hóa như các protein khác khi đi vào cơ thể.
Xem thêm: Những điều cần kiêng cữ khi mang thai ?
4.1 Khi thai nhi 19 tuần tuổi nên kiêng gì?
Rượu, bia, thuốc lá luôn là những điều cần kiêng cữ trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, thời điểm này tâm trạng của người mẹ đã có thể tác động đến bé vì thế hãy nghỉ ngơi thật nhiều, tránh stress và căng thẳng.
Bạn có thể luyện tập thể dục thể thao, nhưng cần tránh các các bài tập cần nhiều sức lực hoặc phải hoạt động quá nhiều.
4.2 Có thai 19 tuần mẹ nên ăn gì?
Ở tuần thai này, bạn cần chú ý bổ sung các dưỡng chất sau đây:
- Thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh... vào mỗi bữa ăn.
- Thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa,.. để bổ sung canxi cho thai nhi.
- Thực phẩm giàu protein như thịt bò, trứng, sữa, thịt lợn…
- Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc...
- Ngoài ra, nên bổ sung đầu vitamin A, B, C, D đầu một cách đầy đủ đến chống lại các nguy cơ bệnh tật và bảo vệ sự phát triển đều đặn toàn diện của bé.
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần có rất nhiều điều thú vị. Vì thế, mẹ hãy chú ý quan sát theo dõi, chiều dài và cân nặng thai nhi trong từng thai kỳ để xem bé có phát triển tốt không nhé.