Chờ...

Thai nhi 29 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết và lời khuyên về dinh dưỡng

(VOH) – Dường như mọi thứ đã trở nên chật chội hơn ở thời điểm thai nhi 29 tuần tuổi. Bên trong, bé đang loay hoay tìm vị trí thoải mái cho mình, còn mẹ thì cũng đang dần tiến đến thời điểm chuyển dạ.

Thai nhi 29 tuần, tức bạn đang ở tháng thứ 7 trong thai kỳ. Kích thước thai nhi đã khá to và những triệu chứng mang thai ở tuần này cũng sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi nhiều hơn.

1. Sự phát triển thai nhi 29 tuần tuổi

“Dài và mạnh” là những mô tả phù hợp nhất về thai nhi ở tuần 29 thai kỳ. Ở tuần này, bên trong và bên ngoài cơ thể bé sẽ có những sự thay đổi như sau:

  • Thị lực của bé tiếp tục phát triển, mí mắt được hoàn thiện và mắt có thể nhắm mở.
  • Đầu của bé đang lớn dần và to ra, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ não lớn lên.
  • Bé bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình.
  • Tai bé đã được định hình ở đúng vị trí và thính lực tiếp tục cải thiện.
  • Mầm răng đã được hình thành và hiện đang tiếp tục phát triển phía trong lợi. Sau sinh khoảng 3 – 6 tháng răng sẽ nhú ra khỏi lợi.

thai-nhi-29-tuan-tuoi-nhung-dieu-me-can-biet-va-loi-khuyen-ve-dinh-duong-voh

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

  • Tóc mọc ra nhiều hơn. Móng tay, móng chân cũng đang mọc dài ra.
  • Phổi và cơ bắp tiếp tục trưởng thành.
  • Hệ xương của bé đang dần trở nên cứng cáp hơn và phát triển mạnh. Lúc này chính là thời điểm bạn cần bổ sung nhiều canxi để hỗ trợ phát triển xương cho bé.
  • Toàn bộ cơ thể của bé hiện vẫn đang được bao phủ bởi một lớp lông tơ.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

2. Thai nhi 29 tuần tuổi đã biết làm gì trong bụng mẹ chưa ?

Bước sang tuần thai 29, bé đang trưởng thành với tốc độ rất nhanh và cực kỳ năng động trong bụng mẹ. Rất nhiều điều bé có thể làm ở tuần thai này, chẳng hạn như:

2.1 Bé biết phản ứng với ánh sáng và tiếng động

Khi thị giác và thính giác đã phát triển gần như hoàn chỉnh, giờ đây bé có thể phản ứng rất nhanh khi gặp ánh sáng và âm thanh tác động vào bụng mẹ. Nếu để ý bạn sẽ thấy khi có những âm thanh lớn hay anh sáng mạnh bé sẽ đạp liên tục vào bụng mẹ.

2.2 Biết quay đầu

Một số bé ở tuần thai 28 đã bắt đầu biết quay đầu và tìm kiếm cho mình một vị trí thoải nhất ở trong bụng mẹ. Nếu bé quay đúng ngôi thai thuận và giữ nguyên ngôi thai đến lúc sinh, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để bạn có thể sinh em bé một cách dễ dàng.

Xem thêm: Cách giúp mẹ xoay ngôi thai khi được chẩn đoán ngôi thai ngược

2.3 Biết cảm nhận và nghe ngóng xung quanh

Ở tuần trước, bộ não của bé đã bắt đầu phát triển nhanh. Vì thế, hiện tại bé đã có thể cảm nhận được khi mẹ nói chuyện, nghe nhạc hay thể hiện cảm xúc buồn vui qua lời nói.

2.4 Biết mở mắt và nhắm mắt

Thai nhi 29 tuần tuổi đã biết mở mắt và nhắm mắt. Tuy nhiên, bé chỉ mở mắt vài giây khi thức và trước khi ngủ, bé thường đảo mắt vài lần.

2.5 Biết cuộn người

Mặt dù tử cung của mẹ so với bé bây giờ đã khá chật chội nhưng bé vẫn có thể thực hiện được một số động tác như cuộn người hay nhào lộn trong nước ối...

2.6 Biết nhăn mặt, cau mày, cười

Nếu may mắn, khi siêu âm bạn sẽ thấy bé cười, nhăn mặt hoặc cau mày. Đây là những biểu cảm của bé trong vô thức khi có những tác động từ bên ngoài hoặc do tác động của cơ mặt bé.

thai-nhi-29-tuan-tuoi-nhung-dieu-me-can-biet-va-loi-khuyen-ve-dinh-duong-1-voh

Siêu âm thai 29 tuần sẽ thấy rõ các biểu cảm của bé (Nguồn: Internet)

2.7 Biết vung tay, mút tay

Tay và chân bé gần như đã hoàn thiện ở giai đoạn này. Khi thức bé thường vung tay để phản ứng với các tác động bên ngoài bụng mẹ, mút ngón tay cũng là một động tác bé sẽ thực hiện thường xuyên để tập dợt, chuẩn bị cho việc bú sữa mẹ sau khi chào đời.

3. Cân nặng thai nhi 29 tuần

Theo tiến trình phát triển của thai nhi, bé ở tuần thai 29 sẽ có cân nặng khoảng 1.3kg và dài khoảng 40cm.

Các chỉ số khác của thai nhi sẽ dao động như sau:

 

Thai nhi 29 tuần + 0

Thai nhi 29 tuần + 1

Thai nhi 29 tuần + 2

Thai nhi 29 tuần + 3

Thai nhi 29 tuần + 4

Thai nhi 29 tuần + 5

Thai nhi 29 tuần + 6

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

67-79mm, TB 73mm

68-80mm, TB 73mm

68-80mm, TB 74mm

68-81mm, TB 74mm

69-81mm, TB 75mm

69-81mm, TB 75mm

70-82mm, TB 76mm

Chiều dài xương đùi (FL)

51-61mm, TB 54mm

51-61mm, TB 54mm

52-62mm, TB 55mm

52-62mm, TB 55mm

52-62mm, TB 55mm

52-62mm, TB 55mm

53-63mm, TB 56mm

Chu vi vòng bụng (AC)

230-72mm, TB 252mm

230-74mm, TB 253mm

231-75mm, TB 253mm

231-77mm, TB 254mm

232-79mm, TB 254mm

232-281mm, TB 255mm

233-282mm, TB 255mm

Chu vi vòng đầu (HC)

259-91mm, TB 275mm

261-93mm, TB 277mm

262-294mm, TB 278mm

263-295mm, TB 279mm

264-296mm, TB 280mm

265-297mm, TB 281mm

267-299mm, TB 283mm

Cân nặng ước tính (EFW)

1445-1613g, TB 1379g

1166-1643g, TB 1405g

1188-673g, TB 1430g

1209-703g, TB 1456g

1230-734g, TB 1428g

1251-1764g, TB 1508g

1273-1794g, TB 1533g

*TB: Trung bình

4. Dấu hiệu mang thai 29 tuần

Ở tuần thai 29, bụng của bạn sẽ to và dường như các động tác cúi người về phía trước sẽ thực hiện khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tăng cân khá nhanh. Theo các bác sĩ, lượng calo bạn nên nạp vào cơ thể trong giai đoạn này sẽ ở khoảng 2.400kcl/ngày, cao hơn mức trung bình khoảng 500kcal/ngày.

Bề cao tử cung ở thời điểm này sẽ ở khoảng 26 – 35cm, lượng nước ối tăng lên khoảng 9cm xung quanh rốn của bạn. Ngực sẽ lớn hơn và có thể bị đau nhức.

Các triệu chứng khác có thể gặp phải khi mang thai 29 tuần còn có:

Phần lớn các mẹ bầu bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 đều có tâm lý chung là hồi họp, lo lắng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường, nếu quá lo lắng hay sợ hãi chuyện sinh nở, bạn hãy nói ra với chồng hay người thân trong gia đình để giải tỏa niềm lo lắng nhé.

Sẽ không còn quá sớm cho những kế hoạch chăm sóc trẻ sau khi sinh. Đừng nghĩ nó đơn giản vì sẽ có rất nhiều thứ bạn cần phải học. Nếu không biết bắt đầu từ đâu hãy thử tham gia các khóa học tiền sản hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Xem thêm: Trọn bộ ‘bí kíp’ các vật dụng cần thiết đảm bảo mẹ đi đẻ là suôn sẻ

5. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 29

Trong lần khám thai này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của con. Vì thế, bạn hãy nhớ theo dõi và ghi lại những lần thai máy của con.

Rạn da đã xuất hiện ở một vài tuần trước đó. Để tránh rạn da bạn có thể sử dụng các loại kem trị rạn da có thành phần từ thiên nhiên, chẳng hạn như dùng dầu dừa.

Nếu bạn đang làm công việc văn phòng hoặc phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng lên di chuyển sau mỗi tiếng đồng hồ. Điều này sẽ giúp lưu thông máu ở hai chân tốt hơn.

thai-nhi-29-tuan-tuoi-nhung-dieu-me-can-biet-va-loi-khuyen-ve-dinh-duong-2-voh

Bà bầu tập yoga rất có lợi cho thai kỳ (Nguồn: internet)

Các hoạt động vận động nhẹ nhàng sẽ có rất có lợi cho thai kỳ của bạn, vì thế bạn nên đi bộ tập thể dục hàng ngày hoặc luyện tập yoga, ngồi thiền, bơi lội.... để nâng cao sức khỏe.

5.1 Khi thai nhi 29 tuần tuổi nên kiêng gì ?

Ở tuần thai này, bạn cần chú ý kiêng cữ một số điều sau đây:

  • Không mang vác vật quá nặng.
  • Tránh mặc quần áo bó sát.
  • Ăn theo một chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý để tránh gây tăng cân quá mức.
  • Tránh nằm ngửa khi ngủ,
  • Không ngồi với tư tế bắt chéo chân vì sẽ hạn chế máu lưu thông đến chân, dễ gây sưng hoặc giãn tĩnh mạch.

5.2 Có thai 29 tuần mẹ nên ăn gì ?

Tăng cân nhanh trong giai đoạn này là điều bình thường. Bạn cần phải bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, canxi và vitamin để con có thể phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu DHA và axit folic như cá hồi, cá thu, các loại hạt óc chó, hạnh nhân, khoai tây, măng tây, bông cải xanh, lòng đỏ trứng.... để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của bé ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Đồng thời, hạn chế uống các loại rượu, bia, cà phê hoặc hút thuốc lá, vì chúng thực sự không an toàn cho thai kỳ của bạn.

Với những chia sẻ trên, bạn đã hình dung được toàn bộ sự phát triển của thai nhi cũng như những thay đổi ở cơ thể mẹ trong tuần thai này chưa, rất kỳ diệu phải không nào? Tuy nhiên, còn rất nhiều điều kỳ diệu khác vẫn đang đợi bạn khám phá, nhất là ở tuần tiếp theo, khi thai nhi đã được 30 tuần tuổi..