Bước vào tuần thai 28, nghĩa là bạn đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. 1/3 chặng đường đã đi qua với rất nhiều cảm xúc và ở tuần này những thay đổi về thể trạng của bé cũng như cảm xúc của mẹ vẫn sẽ còn tiếp tục.
1. Sự phát triển thai nhi 28 tuần tuổi
Ở tuần thai này, hình dáng và chức năng các cơ quan nội tạng của bé đã gần giống như người lớn. Ví dụ, nếu nhìn qua siêu âm bạn sẽ thấy tâm thất trái – phải, tâm nhĩ trái – phải. Khi quan sát phổi sẽ thấy được hình ảnh cơ hoành chuyển động.
Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Hiện tại bé vẫn nhận oxy từ nhau thai nhưng không lâu nữa, phổi sẽ có những vận động hít và vào thở ra thực thụ (các chuyển động giống như thở).
- Mắt của bé vẫn đang phát triển trong giai đoạn này, bé vẫn có khả năng nhìn trong trường hợp sinh non.
- Bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh bên ngoài như tiếng chó sủa, tiếng tivi, hay tiếng máy hút bụi..
- Lượng mỡ tích lũy dưới da ngày một nhiều hơn, làn da trở nên mịn màng hơn.
- Não bé bắt đầu hình thành nếp nhăn, lượng mô não không ngừng tăng lên, các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động. Do đó, đây xem như một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của bé.
- Lông mi xuất hiện, tóc dài ra, xương của bé cũng đang cần rất nhiều canxi để tăng trưởng.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
1.1 Cân nặng thai nhi 28 tuần
Thai nhi 28 tuần có chiều dài khoảng 38cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng đạt khoảng 1.1kg.
Các chỉ số về chu vi vòng đầu, vùng bụng, đường kính lưỡng đỉnh cũng sẽ được thể hiện rõ nếu bạn đi siêu âm thai.
|
Thai nhi 28 tuần + 0 |
Thai nhi 28 tuần + 1 |
Thai nhi 28 tuần + 2 |
Thai nhi 28 tuần + 3 |
Thai nhi 28 tuần + 4 |
Thai nhi 28 tuần + 5 |
Thai nhi 28 tuần + 6 |
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) |
65-77mm, TB 71mm |
65-77mm, TB 71mm |
66-78mm, TB 72mm |
66-78mm, TB 72mm |
66-78mm, TB 72mm |
68-78mm, TB 72mm |
67-79mm, TB 73mm |
Chiều dài xương đùi (FL) |
49-59mm, TB 52mm |
49-59mm, TB 52mm |
50-60mm, TB 53mm |
50-60mm, TB 53mm |
50-60mm, TB 53mm |
50-60mm, TB 53mm |
51-61mm, TB 54mm |
Chu vi vòng bụng (AC) |
216-273mm, TB 246mm |
219-274mm, TB 247mm |
221-274mm, TB 248mm |
223-274mm, TB 249mm |
226-274mm, TB 249mm |
228-275mm, TB 250mm |
214-275mm, TB 251mm |
Chu vi vòng đầu (HC) |
251-281mm, TB 266mm |
252-283mm, TB 268mm |
253-284mm, TB 269mm |
254-285mm, TB 270mm |
256-287mm, TB 271mm |
257-288mm, TB 272mm |
258-290mm, TB 274mm |
Cân nặng ước tính (EFW) |
1004-1416g, TB 1210g |
1024-1444g, TB 1234g |
1044-1427g, TB 1258g |
1064-1500g, TB 1282g |
1085-1529g, TB 1307g |
1105-1557g, TB 1331g |
1125-1585g, TB 1355g |
*TB: Trung bình
Ngoài ra, bắt đầu từ tuần này, bé sẽ chuẩn bị vào tư thế cho lúc sinh. Nếu khám thai ở tuần thai 28, bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết em bé hiện đang ở tư thế nào.
- Nếu bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ, mặt hướng vào mông mẹ sẽ được gọi là ngôi trước chẩm phải.
- Nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ, sẽ được gọi là ngôi trước chẩm trái.
Một số trường hợp thai nhi tuần 28 sẽ nằm ở vị trí ngôi mông (ngôi thai ngược) trong tử cung. Những em bé ở tư thế này có thể cần phải mổ lấy thai. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì còn tận 2 tháng để bé có thể chuyển đổi vị trí.
Xem thêm: 6 cách đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng
2. Dấu hiệu mang thai 28 tuần
Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể bạn sẽ thay đổi khá nhanh chóng và lúc này cũng là thời điểm bạn nên quan tâm dần đến những dấu hiệu sắp sinh.
Khi áp lực xương sườn và phần trên dạ dày càng lúc càng tăng, những cơn đau bạn phải chịu đựng sẽ càng nhiều hơn.
- Đau lưng, đau vùng chậu, bị chuột rút... sẽ xuất hiện khá thường xuyên.
- Mắc tiểu nhiều lần cũng là triệu chứng thường gặp.
- Có tình trạng khó thở.
- Táo bón nhiều có thể khiến bạn bị trĩ khi mang thai.
- Bị mất ngủ.
- Hạ huyết áp khi nằm ngửa.
- Xuất hiện sữa non.
- Các triệu chứng khác bao gồm: đầy hơi, chóng mặt, chảy máu nướu răng, tóc và móng tay phát triển nhanh hơn....
Khi bước sang tuần thai 28, bạn sẽ có nhiều những thay đổi về mặt tâm lý. Bạn sẽ rất khó tập trung vào công việc do bụng đã trở nên rất lớn khiến việc đi lại gặp khó khăn nhiều hơn. Ngoài ra, chứng mất ngủ vào ban đêm cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi vào ban ngày. Đa phần mẹ bầu ở giai đoạn này thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ (Nguồn: Internet)
Những người phụ nữ còn phải chăm sóc thêm đứa con nhỏ khi mang thai sẽ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, dẫn đến tâm lý thường không thoải mái, hay cáu gắt, khó chịu... Để khắc phục việc này, bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi buổi trưa cùng các con và chia sẻ công việc chăm sóc con cái cùng chồng, bạn sẽ có được nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.
Nếu bạn mang thai lần đầu và đang rất lo lắng và hồi hợp, hãy chia sẻ với chồng những điều bạn đang cảm nhận. Điều đó sẽ giúp 2 vợ chồng càng hiểu và yêu thương đối phương nhiều hơn.
3. Những xét nghiệm khi thai nhi 28 tuần tuổi
Cũng giống như các lần khám thai định kỳ trước đó, siêu âm thai 28 tuần bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Những xét nghiệm về sản khoa, phụ khoa, siêu âm thai, xét nghiệm máu, nước tiểu sẽ được tiến hành để kiểm tra, tầm soát các vấn đề bất thường ở người mẹ như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hay những bệnh lý có thể xảy ra. Đối với thai nhi, đây sẽ là thời điểm tốt để có thể sàng lọc các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng...
Trong quá trình thực hiện siêu âm, xét nghiệm nếu phát hiện bất thường bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm nội tiết để đánh giá mức độ dị tật, từ đó bác sĩ sẽ có những hướng xử trí tiếp theo.
Xem thêm: Cách phát hiện và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh
4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 28
Hãy chú ý đến những vấn đề sức khỏe như đau bụng dưới, bụng gò nhiều, ra máu âm đạo... vì đó có thể là dấu hiệu sắp sinh sớm.
Cần theo dõi sự chuyển động của thai nhi từng ngày thông qua việc đếm cử động thai. Nếu thấy thai không có dấu hiệu chuyển động hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Đừng quên ở giai đoạn này tiền sản giật luôn là vấn đề cần phải quan tâm đặc biệt. Nếu phát hiện có những dấu hiệu tiền sản giật cần đến bệnh viện ngay lập tức, bởi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.
4.1 Khi thai nhi 28 tuần tuổi nên kiêng gì ?
Ở tuần thai này, việc mang giày cao gót sẽ là một lựa chọn mạo hiểm. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên cùng sự thay đổi hình dáng và trọng tâm cơ thể sẽ khiến các bước đi của bạn không còn vững chãi. Ngoài ra, mang giày cao gót còn khiến cho dây chằng dưới chân có xu hướng nới lỏng, dẫn đến sự mất ổn định chung, gây căng cơ, thậm chí té ngã.
Bà bầu nên hạn chế mang giày cao gót (Nguồn: Internet)
Tiêm botox trong thai kỳ cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm, tuy nhiên bạn nên biết rằng hiện chưa có nhiều nghiên cứu về việc tiêm botox sẽ gây hoặc không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Vì thế, hãy thật cân nhắc khi quyết định làm điều này.
4.2 Có thai 28 tuần mẹ nên ăn gì ?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 28 tuần vô cùng quan trọng, giai đoạn này bé sẽ phát triển tập trung nhiều ở hệ thần kinh, vì thế mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé như:
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau có màu xanh đậm, mồng tơi, mướp...
- Thực phẩm chứa axit folic, DHA, omega-3, và vitamin như cá hồi, cải bó xôi, súp lơ, đậu bắp, dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, bạc hà....
- Thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt đỏ....
Ngoài ra, nên tránh những loại thực phẩm chưa được chế biến chín, các loại thủy hải sản có thể chứa thủy ngân và nhất là không nên uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá trong thai kỳ.
Bước vào tuần 28 của thai kỳ, dường như không có gì quan trọng hơn con yêu trong lúc này. 12 tuần nữa sẽ trôi qua rất nhanh thôi, nhưng trước hết hãy cùng chờ xem ở tuần tiếp theo bé cưng sẽ có những thay đổi như thế nào nhé!