Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Xoa bụng bầu liệu có an toàn cho thai kỳ của mẹ?

(VOH) – Nhiều người cho rằng việc xoa bụng bầu là cách thể hiện tình yêu thương với bé và vô hại. Nhưng thực chất hành động này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu như mẹ xoa bụng bầu không đúng cách.

Với nhiều phụ nữ mang thai, hành động xoa bụng bầu là một giao tiếp với con, để bé được tiếp xúc và cảm nhận tình yêu thương của mẹ. Thậm chí một số chị em còn bị “nghiện” việc vuốt ve bụng bầu.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hành động xoa bụng bầu có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con, cho nên dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa thì những mẹ bầu nào đang có thói quen này cần phải xem lại nguy cơ từ việc thường xuyên xoa bụng bầu.

1. Xoa bụng bầu có thể gây ra những vấn đề gì?

Trong 3 tháng đầu tiên, các bác sĩ thường sẽ không cho mẹ xoa bụng bầu vì đây là thời điểm mà thai nhi chưa bám chắc vào tử cung người mẹ, xoa bụng bầu dễ gây kích thích tử cung và dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, trong tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế việc xoa bụng bầu bởi có thể:

1.1 Ảnh hưởng đến ngôi thai

Ngôi thai ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bé có thể dễ dàng và thoải mái di chuyển trong tử cung của mẹ do còn nhiều nước ối. 

Nhưng khi bước qua tuần 32, lượng nước ối sẽ giảm dần do thai nhi phát triển nhanh hơn, không gian tử cung cũng hẹp đi. Thế nên, bắt đầu từ tuần thứ 30 trở về sau, việc chạm, xoa bụng bầu thường xuyên có thể khiến bé thay đổi vị trí và không thể xoay lại vị trí ngôi thai thuận cho mẹ sinh thường. 

1.2 Có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Một lý do khác để mẹ bầu hạn chế việc xoa bụng bầu đó là có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ (tràng hoa quấn rốn). Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng thì bé vẫn có thể phát triển khỏe mạnh, nhưng nếu bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng sẽ có nguy cơ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến bé không nhận được đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

xoa-bung-bau-lieu-co-an-toan-cho-thai-ky-cua-me-voh

Xoa bụng bầu không đúng cách có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi (Nguồn: Internet)

Nguy hiểm nhất là trường hợp dây rốn co thắt chặt – một trong những nguyên nhân gây nghẽn mạch máu.

1.3 Có thể gây sinh non

Mẹ bầu sẽ có những cảm nhận về các cơn co thắt giả từ tuần thứ 34 trở đi. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung mẹ bầu sẽ trở nên rất nhạy cảm, nên việc xoa bụng bầu thường xuyên là không nên vì có thể kích thích cơn co tử cung gây đứt nhau thai, dẫn đến tình trạng sinh non.

Ngoài ra, còn có 3 trường hợp cấm tuyệt đối việc xoa bụng bầu ở phụ nữ mang thai đó là:

2. Lợi ích khi xoa bụng bầu đúng cách

Mặc dù bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên hạn chế việc xoa bụng bầu nhưng điều đó không có nghĩa mẹ bầu xoa bụng khi mang thai chỉ toàn mặt hại. Nếu được thực hiện đúng cách, thì các động tác massage bụng không chỉ là cách để mẹ giao tiếp với thai nhi mà còn kích thích trí não bé yêu phát triển, cho bé cảm nhận nhiều hơn về thế giới bên ngoài.

Đây cũng là cơ hội để mẹ cảm nhận những chuyển động của em bé trong bụng như xoay mình, đưa chân, vung tay,…

2.1 Các động tác xoa bóp bụng bầu giúp mẹ khỏe, con an toàn

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ có thể tiến hành xoa bụng bầu theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Hoặc thực hiện theo những chỉ dẫn sau đây:

  • Trước khi bắt đầu hãy lắc tay và cánh tay để làm dịu và thư giãn cơ. Vuốt ve nhẹ nhàng lướt qua bụng bầu đến các đường cong trên cơ thể. Không vuốt mạnh trực tiếp lên bụng hay ở háng.
  • Sau đó, bắt đầu ở hai bên bụng và từ từ di chuyển bàn tay của mẹ vào giữa. Dần dần di chuyển bàn tay của mẹ xuống dưới về phía xương mu, rồi đưa dọc theo hai bên háng và trở lại mỗi bên
  • Lặp lại điều này, nhưng lần này di chuyển bàn tay của mẹ di chuyển lên ngực dọc theo phía trên và đưa xuống hai bên
  • Sử dụng lòng bàn tay, di chuyển qua lại và vòng quanh bụng bầu theo hình dạng chữ “c” chồng lấp. Giữ một tay tiếp xúc với làn da của bạn mọi lúc để có cảm giác vuốt ve liên tục

xoa-bung-bau-lieu-co-an-toan-cho-thai-ky-cua-me-1-voh

Sử dụng kem chống rạn da khi xoa bụng bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng (Nguồn: Internet)

Để có được hiệu quả tốt nhất, mẹ có thể thử một vài điều khác như:

  • Hít thở chậm và thư giãn. Mẹ cũng có thể tưởng tượng rằng mẹ và bé đang thở cùng nhau
  • Khi mẹ chạm vào bụng bầu, hãy tưởng tượng rằng mẹ đang vuốt ve bé như mẹ sẽ làm sau khi bé chào đời. 

2.2 Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi xoa bụng bầu

Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề trong lúc xoa bụng đầu để đảm bảo an toàn và đúng cách:

  • Xoa bụng nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, không dùng cả bàn tay để xoa bụng, không áp chặt tay vào bụng.
  • Không xoa bụng lâu quá 5 phút hoặc xoa đi xoa lại nhiều lần trong ngày.
  • Không nên xoa bụng trong 2 tháng cuối thai kỳ vì có thể gây sinh non.
  • Nếu muốn sử dụng tinh dầu massage hay kem chống rạn da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Trong lúc xoa bụng bầu và ngay cả lúc nghỉ ngơi, mẹ cần hạn chế tối qua việc nằm ngửa trong thời gian dài. Nằm ngửa có thế khiến mẹ bị đau và hạn chế lượng máu được truyền cho con. Nằm nghiêng bên trái là một trong những tư thế nằm tốt nhất mà mẹ bầu nên áp dụng.
  • Cần lắng nghe chuyển động của con, nếu thấy thai đạp ít hẳn hoặc thậm chí không đạp, cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra. Với thai nhỏ vẫn chưa máy, đạp, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu dọa sảy thai như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài.

Nhìn chung, xoa bụng bầu chỉ là một cách để giao tiếp với con yêu trong bụng, nhưng cách này thường không được khuyến khích nhiều. Nếu mẹ muốn giao tiếp cùng con thì mẹ có thể áp dụng những cách khác như cho bé nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bé... nhằm giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.

Bình luận