Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, phần lớn thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thai thuận để sẵn sàng cho ngày chào đời. Và vị trí ngôi thai cũng chính là một trong những yếu tố quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ.
1. Ngôi thai thuận là gì?
Ngôi thai thuận (hay còn gọi là ngôi thai đầu) được hiểu là thai nhi ở vị trí đầu hướng xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Khi thai nhi ở tư thế này sẽ giúp tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung dễ dàng mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt đầu tiên, từ đó giúp việc sinh con của sản phụ có thể ngắn hơn và dễ dàng hơn.
1.1 Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu ?
Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường khi mẹ bầu bước sang tuần 34 – 35 thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi ngôi đầu thuận có thể nằm trong khoảng tuần 36 – 37 và những trường hợp thai nhi quay đầu sớm sẽ diễn ra vào tuần 28 – 29.
Thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất trong giai đoạn thai kỳ, vì thời điểm bé quay đầu ‘khoang chứa’ đã bắt đầu chật hẹp nên bé không thể thích thì quay xuôi, không thích thì sẽ quay ngược lại được.
1.2 Vị trí quay đầu của thai nhi thế nào là tốt?
Hầu hết thai nhi đều sẽ quay đầu vào đúng vị trí này vào cuối kỳ mang thai nhưng cũng có khoảng 3% thai nhi không quay đầu đúng vị trí mà có thể ở tư thế mông quay về phía tử cung (ngôi thai ngược) hoặc đầu đã hướng xuống phía dưới nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau).
Đa phần những mẹ bầu rơi vào tình trạng ngôi thai ngược hay ngôi sau sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con trong lúc chuyển dạ.
Vị trí ngôi thai thuận sẽ là vị trí tốt nhất khi sinh con (Nguồn: Internet)
Như vậy, vị trí tốt nhất khi sinh con chính là ngôi thai thuận, tức là đầu bé chúc xuống và gáy bé quay về phía bụng mẹ (ngôi trước). Vị trí này sẽ giúp bé đi qua đường vòng của hông một dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng sẽ đỡ bị đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.
Các bác sĩ sản khoa cho biết, nếu khi sinh vị trí của bé nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu thì vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu nên sẽ sẽ ra đời thuận lợi.
Một số ít trường hợp bé nằm đúng hướng nhưng gáy lại quay về phía cột sống của mẹ thì được gọi là ngôi sau. Vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ vì dễ gây vỡ ối. Trong quá trình chuyển dạ cũng sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội ở phía lưng, thời gian đau đẻ của mẹ cũng sẽ kéo dài ra.
2. Cách nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận mẹ bầu cần biết
Việc ngồi thai như nào sẽ quyết định cách sinh của mẹ bầu và do đó nhiều mẹ bầu thường lo lắng nếu thai chưa ngôi thuận. Dưới đây là các dấu hiệu ngôi thai thuận mẹ bầu có thể cảm nhận, nhận biết rõ tình trạng thai nhi ngồi như nào:
2.1 Thông qua siêu âm
Khi mang thai ở tuần thứ 32, mẹ bầu có thể xác định tư thế ngồi của thai nhi qua các hình ảnh siêu âm mang lại. Đặc biệt ở tuần thai này cũng là mốc siêu âm quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe bà bầu, có thể xác định được liệu thai nhi có bị dị tật bẩm sinh muộn, sự phát triển của thai nhi và tình trạng nước ổi.
2.2 Thông qua cảm nhận bằng tay
Đã phán đoán ngôi thai thuận thông qua cảm nhận bằng tay thì cần thực hiện các cách sau:
- Đầu tiên đặt hai tay vào đáy thành tử cung, xương mu và đẩy nhẹ bụng mẹ, nếu cảm thấy vật gì cứng cứng đó là đầu của thai nhi. Còn nếu mềm thì có thể là mông của bé.
- Đặt hai tay vào bên phải và bên trái bụng mẹ. Tay phải để nguyên, tay trái bắt đầu sờ nắn nhẹ nhàng và ngược lại để nhận biết mặt lưng của bé đang ở bên nào.
- Đặt hai tay vào vị trí đầu ra của thai nhi để xác định độ tụt thai nhi và biết được mông hay đầu sẽ ra trước.
2.3 Nhận biết dấu hiệu ngôi thai thuận thông qua cử động của thai nhi
Bên cạnh phương pháp siêu âm để biết rõ thai nhi ngôi thai thuận thì mẹ bầu cũng có thể thông qua thai máy, cử động thai nhi trong bụng để dự đoán được vị trí ngôi thai và dấu hiệu ngôi thai thuận.
- Nếu bé đạp phía trên phần bụng nghĩa là thai nhi đã xoay về đúng vị trí, còn nếu con đạp phía bụng dưới chứng tỏ thai nhi vẫn chưa xoay đúng vị trí.
- Nếu bé đạp quanh rốn thì bé đang ở tư thế ngôi đầu nhưng mặt vẫn hướng về phía bụng.
- Nếu bé đạp ở hai bên bụng thì tư thế thai nhi lúc này chỉ quay đầu được 1 nửa và ngôi thai ngang.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ người thân, chồng lắng nghe nhịp tim của bé ở bụng dưới để biết rõ bé đã quay đầu đúng hướng chưa. Nếu nghe thấy nhip tim thì có thể bé đã xoay đúng vị trí.
3. Làm thế nào để giúp bé có ngôi thai thuận trước khi sinh?
Nếu như ở tuần 35 – 36 thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau đây để giúp bé có ngôi thai thuận:
3.1 Khi ngồi luôn để đầu gối thấp hơn hông
Khi ngồi, mẹ nên dựa lưng vào ghế chứ đừng đổ người về phía trước. Đầu gối luôn phải thấp hơn hông của mẹ. Nếu ngồi trên xe, mẹ nên lót dưới mông một chiếc đệm.
3.2 Không ngồi nhiều
Ngồi nhiều sẽ khiến ngôi thai khó quay đầu hơn. Vì thế, nếu công việc của mẹ bắt buộc phải ngồi trong thời gian dài thì sau mỗi tiếng mẹ hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng khoảng 10 phút.
3.3 Tập bò hàng ngày
Khi mẹ đang bò, mặt sau của đầu thai nhi sẽ hướng về phía trước bụng của mẹ. Đây không chỉ là động tác giúp có ngôi thai thuận mà còn giúp mẹ sinh nở dễ dàng. Mẹ có thể quỳ bò 4 chân trong nhà khoảng 10 phút mỗi ngày.
3.4 Tập thể dục
Bà bầu nên tập các động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn (Nguồn: Internet)
Mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Tư thế bà bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, nếu thấy khó chịu hay xuất hiện các cơn đau thì cần ngừng ngay nhé.
3.5 Nằm nghiêng khi ngủ
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng sang một bên khi ngủ vì nằm tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.
3.6 Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu đã áp dụng các cách trên mà thai vẫn chưa quay đầu thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những sự hướng dẫn về phương pháp xoay ngôi thai ngoài.
4. Cách hỗ trợ thai nhi quay đầu xuống ngôi thuận trong quá trình chuyển dạ
Vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu mẹ bầu có thể sẽ cảm nhận được nhiều cơn đau nhẹ. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang cố gắng quay đầu. Mẹ có thể áp dụng các cách sau đây để tránh sinh non:
- Nghỉ ngơi nhiều vào ban đêm
- Tăng cường các hoạt động ban ngày như chịu khó đi bộ, tập luyện tư thế bò và tư thế nằm gập người. Ở các tư thế này, phần mông của bạn sẽ được nâng lên và không chạm đất.
- Ăn uống thường xuyên để giữ sức khỏe tốt.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Cố gắng thư giãn và suy nghĩ tích cực.
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu ngôi thai chưa thuận ?
Nếu gần đến ngày dự sinh mà ngôi thai chưa thuận mặc dù đã thử nhiều cách thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn thai nhi, nhằm tránh các rủi ro nguy hiểm đến tính mạng của em bé khi ngôi thai chưa thuận.
Theo thống kê cho thấy 85% khi ngôi thai chưa thuận sẽ được chỉ định sinh mổ, nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng khi bé nằm không đúng tư thế trước khi sinh và hãy để bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn cách sinh an toàn nhất.
Việc đưa bé vào đúng ngôi thai thuận sẽ giúp vệ sinh nở của mẹ được dễ dàng và giảm những biến chứng xấu có thể xảy ra. Nên nhớ, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên vận động với những bài tập thể dục dành cho bà bầu sẽ giúp hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển dạ sau này và cũng giúp em bé trong bụng quay đầu tốt hơn.