Có khi nào bạn cảm thấy… lười giặt đồ vì nghĩ mình quá bận rộn? Hay bạn có một chiếc máy giặt thay mình làm công việc này, nhưng bạn vẫn ngại phải phơi đồ, ủi đồ, gấp đồ? Bạn chỉ ước có một ai đó thay mình làm tất cả những việc nhàm chán này?
Đó là lúc các tiệm giặt ủi ra đời. Chỉ trong vài năm gần đây, số lượng tiệm giặt ủi mọc lên như “nấm sau mưa” với đầy đủ các dịch vụ “chăm sóc quần áo” từ A-Z . Và một trong số đó có công nghệ giặt khô hiện đại nhưng vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người.
Vậy giặt khô là gì?
Khi nói đến giặt quần áo, chắc chắn bạn sẽ hình dung đến một công đoạn dùng nước và các các loại bột giặt, nước giặt để làm sạch quần áo.
Vậy thì giặt khô, như chính cái tên đã nói lên tất cả. Bạn sẽ không cần dùng nước để giặt quần áo. Mà thay vào đó là dùng các dung môi hòa tan để làm sạch vải.
Về cơ bản thay vì ngâm trong nước, giặt khô sẽ là ngâm quần áo trong các hợp chất hữu cơ là dung môi giặt, hóa chất sử dụng cũng là loại hóa chất giặt khô khác với giặt thông thường.
Loại dung môi được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động giặt khô là Hydrocarbon và Perc. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ an toàn của những chất được sử dụng trong giặt khô, nhưng vẫn có rất nhiều người thích sử dụng loại hình giặt khô này đối với quần áo, đặc biệt là các nước Âu – Mĩ.
Tại sao cần phải giặt khô?
Dù là loại hình giặt ủi “sinh sau đẻ muộn”, nhưng giặt khô đã cho thấy rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Giặt khô sẽ giúp quần áo tránh được những tác động mạnh trong quá trình giặt, nhờ đó không ảnh hưởng đến chất lượng quần áo sau khi giặt. Bên cạnh đó còn giữ cho quần áo ít nhăn hơn, nên không cần tốn nhiều thời gian là ủi.
Ngoài ra còn giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu khác nhau từ những vết dầu mỡ, các loại chất béo bám dính trên quần áo hoặc những vết bẩn lâu ngày mà phương pháp giặt thường khó có thể loại bỏ được. Quần áo sau khi giặt thường sẽ không mùi (hoặc lưu lại một chút mùi của hỗn hợp dung môi nếu không được xử lý kỹ).
Đối với một số loại vải thì việc giặt khô là điều cần thiết nếu muốn giữ được độ bền, độ mềm mịn, cũng như màu sắc và độ sáng. Các loại quần áo được khuyến khích giặt khô là đồ bằng lụa hoặc tơ tằm, đồ da, đồ vest, đồ len, đồ hiệu… để quần áo không bị co rút và giữ được form dáng ban đầu.
Quy trình giặt khô
Dù có một chút khác biệt với giặt nước thông thường, nhưng các công đoạn giặt khô cũng không quá phức tạp. Cụ thể bao gồm 3 bước:
-
Ngâm quần áo trong dung môi để làm sạch vết bẩn trong vòng 45 phút: phân loại quần áo, xử lý vết bẩn và sử dụng các loại dung dịch ngâm khác nhau cho từng loại quần áo.
-
Tiến hành giặt khô, vắt và sấy khô: quần áo được cho vào máy giặt chuyên dụng, sau đó xả sạch và vắt.
-
Kiểm tra lại vết bẩn và là hơi: để đảm bảo quần áo được làm sạch hoàn toàn và tiến hành là hơi cho quần áo được thẳng và trở về form ban đầu.
Giặt khô khác giặt ướt như thế nào?
|
Giặt Nước |
Giặt Khô |
Nguyên liệu chính |
|
|
Khả năng bảo vệ quần áo |
|
|
Khả năng làm sạch
|
|
|
Thích hợp cho các loại vải |
|
|
Mùi hương |
|
|
Tính tiện lợi |
|
|
Chi phí |
|
|
Tóm lại, giặt khô là loại hình giặt ủi hiện đại, không dùng nước mà dùng dung môi để làm sạch quần áo, được áp dụng cho một số loại vải nhất định, và mang lại nhiều lợi ích.
Nhờ vào phương pháp này bạn sẽ không còn phải chờ đợi mòn mỏi cho đến khi quần áo khô so với giặt ướt. Nếu bạn đang cần một phương pháp giặt không mất quá nhiều thời gian và giúp giữ quần áo được bền lâu thì giặt khô rất đáng để trải nghiệm.