Chờ...

Tầm vóc và giá trị to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (Kỳ 2)

(VOH) - Trong chương trình thời sự ngày 27/4, VOH đã chuyển đến thính giả, độc giả kỳ 1 của tọa đàm “Tầm vóc và giá trị to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”.

Trong kỳ 1 các vị khách mời đã chia sẻ về thời cơ, nghệ thuật chiến tranh và ý nghĩa trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Kỳ 2 của tọa đàm phân tích về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược với sự tham gia của hai khách mời là:

  • PGS-TS Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng
  • PGS-TS Hà Minh Hồng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TPHCM

>>> Tầm vóc và giá trị to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (Kỳ 1)

chiến dịch hồ chí minh

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh chiếm dinh tỉnh trưởng Phan Rang, mở đường tiến quân về giải phóng Sài Gòn. (Ảnh tư liệu)

* VOH: Chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược; để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xin mời ý kiến của PGS-TS Vũ Quang Đạo về bài học của chiến dịch Hồ Chí Minh?

- PGS-TS Vũ Quang Đạo: Nếu rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trực tiếp là Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 75 cho đến nay, thì có lẽ vấn đề đầu tiên phải nói đến là Đảng và dân phải là một.

Ý Đảng phải hợp với lòng dân và lòng dân phải thuận theo ý của Đảng, ý Đảng với lòng dân là ý Đảng phải phản ánh được nguyện vọng, tâm tư, lợi ích của nhân dân. Bác Hồ nói đúng “dĩ dân vi thượng”, dân là cao nhất và chính vì thế nên phải làm thế nào để ý đảng ngày càng hợp hơn với lòng dân, đó là yêu cầu của lịch sử của trước đây cũng như hiện nay.

Thứ hai: Chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân là nói đến lực lượng vũ trang, nói đến lực lượng quân sự. Lực lượng vũ trang, lực lượng quân sự là quân đội. Quân đội chúng ta theo tinh thần Bác Hồ đó là đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất và đội quân công tác. Càng ngày chúng ta càng thấy lời chỉ dẫn của Bác Hồ về chức năng, nhiệm vụ quân đội hết sức chính xác. Trong thời bình – đặc biệt trong những ngày dịch COVID-19 hoành hành, thì mới thấy rằng những chỉ dẫn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ của quân đội ngày càng lớn. Trong điều kiện như thế, có điều kiện thuận lợi hơn xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại thì quân đội đó càng phải làm tốt hơn nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, càng làm tốt chức năng của đội quân lao động và đặc biệt là đội quân công tác trong điều kiện khó khăn chung của cả nước hiện nay. Nếu đứng về mặt nào đó, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm còn nhiều vấn đề khác.

* VOH: Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 có tầm vóc, ý nghĩa lịch sử sâu sắc và giá trị to lớn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vậy những giá trị này cần được phát huy và vận dụng như thế nào trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- PGS-TS Hà Minh Hồng: Theo tôi, thứ nhất quan trọng nhất hiện nay chúng ta vẫn đề cập đến, đó là thời cơ. Chúng ta đang có thời cơ, phải tranh thủ thời cơ, phải đẩy lùi những nguy cơ, thách thức.

Hiện nay, cơ hội, thách thức với thời cơ đan xen với nhau, nhận thức như thế nào thời cơ ở đâu, thách thức ở đâu, chúng ta làm thế nào để tranh thủ được thời cơ, đẩy lùi được nguy cơ, đẩy lùi những thách thức, khó khăn đó, vượt qua những cái đó, thì đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thiết thực, giá trị thực tiễn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vấn đề thứ hai hết sức thiết thực có giá trị thực tế là trong thời bình, phát triển và hội nhập, điều kiện chiến tranh không so sánh được. Nhưng cũng cần phải thấy từ suốt năm 75 đến nay, 45 năm qua nhất là trong giai đoạn bước vào thế kỷ 21 này phát triển hội nhập và trong thế giới toàn cầu hóa, thì vấn đề chúng ta vẫn thấy trong hoàn cảnh nào vẫn có những thế trận như thế trận của lòng dân vẫn cần tạo nền tảng vững chắc để phát huy ý chí tự lực, tự cường của dân dân ta đủ sức đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cũng là một giá trị rất thiết thực mà chúng ta đang cần phải đề cập đến.

Thứ ba rất thực tiễn là từ chiến tranh đến hòa bình như vậy còn cho thấy sự lãnh đạo của Đảng; kiên định tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ, của Nhà nước, chúng ta đang xây dựng đảng ngày càng vững mạnh hơn, tạo ra sức chiến đấu sức phát triển của đất nước ngày càng lớn hơn. Đảng ta đủ sức để lãnh đạo tương xứng với đòi hỏi phát triển đòi hỏi nhiệm vụ phát của lịch sử phát triển trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhập như thế.

- PGS-TS Vũ Quang Đạo: Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến. Về góc độ vận dụng có lẽ bài học vốn dĩ đã được rút ra và có thể rút ra thêm nữa nhưng ở góc độ nào đó bài học chỉ có giá trị khi được vận dụng, nếu không chỉ là bài học.

Vậy vận dụng như thế nào thì lúc ấy phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh khi xuất hiện những bài học đó và hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, cũng như của tương lai.

Nói như anh Hồng hoàn toàn chính xác, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng hiện nay. Thực tế hiện nay cũng phải dự báo được xu hướng phát triển của tương lai theo hướng tất yếu, vận dụng tinh thần của những bài học đó như thế nào thì mỗi thế hệ phải có trách nhiệm với lịch sử, trách nhiệm theo hai nghĩa một là thấm nhuần bài học của lịch sử rút ra.

Thứ hai trách nhiệm với lịch sử là phải làm thế nào để đóng góp thiết thực nhất trong việc vận dụng bài học ấy vào thời kỳ hiện nay đang sống và tương lai của thế hệ con em chúng ta. Đó là trách nhiệm của lịch sử, tôi nghĩ là như vậy.

Chính vì thế tôi chỉ bổ sung một vấn đề những bài học ấy cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, hiểu được thực chất vấn đề, cốt cách vấn đề, nhưng hết sức linh hoạt, có sức sáng tạo và vận dụng đó một cách nhuẫn nhuyễn trong điều kiện mới để giành thắng lợi mới trong những cái tưởng như là không thể giành thắng lợi, nhưng phải giành thắng lợi trong điều kiện mới. Đó chính là quan điểm trong việc vận dụng những bài học trong thời kỳ hiện nay.

* VOH: Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để mỗi chúng ta tự hào, hiểu thêm về truyền thống vẻ vang, oai hùng của dân tộc, của các thế hệ cha anh trong thời đại Hồ Chí Minh. Đồng thời giáo dục và trao truyền lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ tiếp tục phát huy tinh thần, trí tuệ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Ngày 28/4/1975: Tổng công kích trên các hướng - Ngày này cách đây 45 năm, ngày 28/4/1975, ta tăng cường vây ép Sài Gòn trên các hướng; bao vây, ngăn chặn không cho các Sư đoàn chủ lực của đối phương co cụm về vùng ven nội thành.

Ngày 27/4/1975: Giải phóng Bà Rịa và tỉnh Phước Tuy - Cách đây đúng 45 năm về trước, vào ngày 27/4/1975: Quân và dân ta giải phóng Bà Rịa và tỉnh Phước Tuy.

Ngày 26/4/1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn - 17 giờ ngày 26/4/1975, các lực lượng của ta trên 5 hướng là: Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, Đông và Đông Nam, Tây và Tây Nam, vùng ven và nội thành Sài Gòn đồng loạt nổ súng tiến công Sài ...