Đối với người lao động thì việc làm thêm giờ cần được tính thêm lương xứng đáng với sức lao động và thời gian bỏ ra. Hiện nay, các doanh nghiệp đã thực hiện kê thêm bảng chấm công thêm giờ đảm bảo quyền lợi cho lao động. VOH sẽ giới thiệu bạn cách làm bảng chấm công này trong bài viết.
Mục đích tạo bảng chấm công làm thêm giờ
Trong doanh nghiệp hoạt động có nhiều nhân viên, khối lượng việc nhiều nên lao động phải làm thêm. Thì số giờ làm thêm ngoài quy định thì sẽ được doanh nghiệp tính thêm lương chính.
Bảng chấm công làm thêm giờ của từng nhân viên
Doanh nghiệp sẽ lập bảng chấm công làm thêm giờ là biểu mẫu dùng để theo dõi số giờ chính xác của từng người cụ thể. Mục đích để đánh giá chuẩn đúng năng lực, trách nhiệm, công sức của người lao động từ đó có cơ chế trả lương đầy đủ. Thông thường bảng chấm công này hay áp dụng ở doanh nghiệp có chia các phòng ban, bộ máy làm việc.
Trách nhiệm ghi bảng chấm công thêm giờ
Trách nhiệm quản lý bảng chấm công nhân viên thuộc là người phụ trách phòng, ban, nhóm có nhân viên làm thêm giờ tại doanh nghiệp được lãnh đạo giao quyền. Người phụ trách theo dõi giờ làm của các nhân viên chặt chẽ và chính xác từng ngày rồi ghi lại vào bảng.
Sau đó bộ phận kế toán thống kê, kiểm tra lại và tính toán và thanh toán lương cho nhân viên. Những số liệu được tổng kết rõ vào cuối tháng để quy ra lương quy định không làm mất quyền lợi người lao động.
Bảng chấm công do phụ trách bộ phận ghi thông tin
Cách lập bảng chấm công thêm giờ
Ở mỗi bộ phận có phát sinh giờ làm thêm thì người phụ trách sẽ lập bảng chấm công làm thêm này. Cụ thể
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên người làm thêm giờ
- Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của từng ngày trong tháng
- Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường của một tháng.
- Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thứ bảy, chủ nhật.
- Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày đặc biệt lễ, tết.
- Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm các buổi tối (không thuộc ca của người đó)
Hàng ngày thì người quản lý sẽ chấm giờ làm thêm của mỗi người vào bảng đó với thông tin tương ứng. Tới cuối tháng thì người phụ trách sẽ kiểm tra lại toàn bộ thông tin, ký tên và trình lên giám đốc duyệt bảng này. Sau đó chuyển tới phòng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu, quy ra công thành tiền lượng thanh toán cho người lao động.
Một số mẫu bảng chấm công thêm giờ
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính.
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ số 01
Mẫu bảng chấm công ban hành theo thông tư 200/2014/TT- BTC của Bộ Tài Chính.
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ số 06
Tải mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo thông tư 133/2016 tại đây
Nguồn ảnh: Internet