Những câu nói nổi tiếng của hoàng đế Đường Thái Tông - Lý Thế Dân

(VOH) - Đường Thái Tông là vị hoàng đế thường được nhắc đến cùng với Võ Tắc Thiên như những câu chuyện lịch sử đáng quên. Ở khía cạnh khác, ông lại có đóng góp rất nhiều trong dòng chảy lịch sử.

Đường Thái Tông là vị vua có sức ảnh hưởng rất lớn đến thời Đường lúc bấy giờ. Ông đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hưng thịnh của triều đại trong suốt thời gian trị vị. Tài năng, kiệt xuất là vậy, song bóng tối của lịch sử cũng không thể phủ mờ và che khuất đi những sự thật xoay quanh cuộc đời của vị vua này.

1. Đường Thái Tông là ai?

Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗) tên thật là Lý Thế Dân. Ông sinh vào khoảng năm 598 và mất vào năm 649, là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung quốc, trị vị từ năm 626 đến năm 649, với niên hiệu là Trinh Quán.

Lý Thế Dân là con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Khi ấy cha ông giữ chức Đường quốc công dưới triều nhà Lý. Mẹ ông là Thái Mục Hoàng hậu Đậu thị. Ông có 4 anh em ruột khác là: Lý Kiến Thành, Bình Dương Chiêu công chúa, Lý Nguyên Bá và Lý Nguyên Cát.

Đường Thái Tông là ai? Những câu nói hay của vua Đường Thái Tông 1
Đường Thái Tông là ai?

Đường Thái Tông từ nhỏ rất có thiên tư. Ông tinh thông võ nghệ và có tài vận dụng binh pháp lại có sự nhiệt thành và lòng can đảm. Chính vì thế, khi mới 18 tuổi, Đường Thái Tông đã có binh quyền trong tay sóng vai cùng một số trợ thủ tài giỏi.

Năm 615, Tùy Dạng Đế bị vây khốn ở Nhạn Môn Quan, khi ấy ra chiếu Cần Vương chiêu mộ trung tướng dẹp quân Đột Quyết. Đường Thái Tông khi ấy là Lý Thế Dân đã tham gia xuất trận và lập công trong trận chiến. Qua đó tài nghệ của ông ngày càng được công nhận và được người người ngưỡng mộ.

Năm 616, ông theo cha đến Thái Nguyên, bắt đầu xây dựng lực lượng của mình và đã chiêu mộ nhân tài. 

2. Đường Thái Tông và hành trình thống nhất Trung Hoa

Lý Thế Dân (tức Đường Thái Tông) là tướng dưới sự trị vì của Tùy Dạng Đế, khi ấy đã có sự rạn nứt từ triều đình đến nhân dân bởi những chính sách không phù hợp của ông. Lúc này tình thế đất nước hỗn loạn, đời sống người dân lầm than. Đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên, thảm sát nhiều nơi diễn ra. Đỉnh điểm là diệt môn Lý Tồn tướng quân do Tùy Dạng Đế chỉ thị để diệt trừ nguy cơ.

Trước tình hình đó, Lý Thế Dân đã cùng với cha mình là Lý Uyên âm thầm khởi binh lật đổ chế độ cai trị của nhà Tùy.

Năm 617, Đường Thái Tông khi ấy là Lý Thế Dân cùng cha đã công khai ủng hộ cháu nội của họ Tùy là Dương Hựu, Đường Cao Tổ. Không ngoài dự liệu, cha con Lý Thế Dân giành thắng lợi, thành công đưa Dương Hựu lên ngôi hoàng đế. 

Khoảng 1 năm sau, khi hay tin Tùy Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập giết chết, lúc này Lý Uyên buộc Dương Hựu, khi ấy chỉ là hoàng đế bù nhìn, nhường ngôi cho mình, nhà Tùy chính thức bị lật đổ, lập ra nhà Đường.

Sau khi nhà Đường được lập, Lý Uyên lập con trưởng Lý Kiến Thành làm thái tử, Lý Thế Dân là Tần Vương kiêm Thượng thư lệnh, tiếp tục coi việc quân.

Trong khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 620, Lý Thế Dân đã tiếp tục mở các cuộc bình định về phía Tây. Từ năm 620 đến năm 622 bình định phía Đông và phía Nam. Từ năm 625, về cơ bản nhà Đường đã thống nhất được Trung Hoa.

Đến năm 628, Đại Đường thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mở ra triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa, còn được biết đến với tên gọi “Thịnh Thế Thiên Triều”.

Theo lịch sử ghi chép, “Sự biến Huyền Vũ môn” xảy ra năm 626 là cột mốc đánh dấu sự kiện Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đường Thái Tông trị vị trong giai đoạn năm 626 đến 649. 

Xem thêm:
Những câu nói hay để đời của Napoleon Bonaparte
Tiểu sử Võ Tắc Thiên nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa
Những câu nói truyền cảm hứng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II

3. “Huyền Vũ Môn” vết nhơ khó rửa trong cuộc đời Đường Thái Tông

Sau khi thống nhất Đại Đường, Đường Cao Tổ - Lý Uyên có ý định giao ngôi báu cho con cả Lý Kiến Thành. Khi ấy Tần Vương - Lý Thế Dân, người vốn có công lớn nhất trong việc thống nhất gian sơn ít nhiều không cam lòng.

Đường Thái Tông là ai? Những câu nói hay của vua Đường Thái Tông 3
Đường Thái Tông và sự biến Huyền Vũ Môn

Triều đình lúc bấy giờ chia làm hai phe mâu thuẫn gay gắt, một bên ủng hộ Thái tử Lý Kiến Thành bên còn lại ủng hộ Tần Vương Lý Thế Dân. Để diệt trừ hậu họa, Lý Kiến Thành cùng em trai là Tề Vương Lý Nguyên Cát đã liên minh nhằm đẩy lùi thế lực của Lý Thế Dân.

Trong khi trận chiến quyền lực giữa hai bên dần đi đến cao trào thì Lý Kiến Thành đã khuyên Lý Uyên cô lập quyền lực của Tần Vương Lý Thế Dân. Sau cuộc tấn công ngụy quân năm 626, Lý Uyên theo lời Thái Tử đã bắt đầu chiêu mộ cũng như công kích thế lực của Tần Vương Lý Thế Dân nhằm củng cố quyền lực cho Lý Kiến Thành. Nhận thấy mối đe dọa này, Đường Thái Tông tức Lý Thế Dân đã hành động trước.

Lý Thế Dân bẩm tấu với vua cha về sự vụ thông gian của Thái Tử và Tề Vương Lý Nguyên Cát với các phi tần. Đường Cao Tổ lập tức triệu tập hai con về triều. Khi ấy, Tần Vương đã cho quân mai phục tại cửa Huyền Vũ hòng trừ khử Tề Vương và Thái tử. Sự vụ đã thành, chết không đối chất. Đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu mà sử sách Trung Quốc vẫn gọi là “Sự biến Huyền Vũ môn”.

4. Những câu nói hay của Đường Thái Tông

Đường Thái Tông là một vị vua tài giỏi, nhìn xa trông rộng. Ông không chỉ có công thống nhất Đường triều mà còn có nhiều ảnh hưởng đến tinh hoa văn hóa của dân tộc lúc bấy giờ. Những câu nói ông để lại mang nhiều ý nghĩa và giá trị suy ngâm sâu sắc:

Đường Thái Tông là ai? Những câu nói hay của vua Đường Thái Tông 4
Câu nói hay của Đường Thái Tông

1. “要想當好王者,首先要讓他們成百上千的活下去。為自己害百家,如割大腿肉吃,吃飽了也會死。”
Tạm dịch: “Muốn làm vua được tốt, cần trước tiên để trăm họ sống nổi. Nếu vì mình mà làm tổn hại đến trăm họ, giống như cắt thịt đùi ăn vào bụng, bụng no thì người cũng chết.”

2. “用人如用物,各取所長,不乏人才。莫非昔日的繁華,不得不借用另一個時代的人才?只是你不太了解那個人。”
Tạm dịch: “Dùng người như sử dụng đồ vật, mỗi người chọn lấy sở trường của họ, thì đâu có thiếu nhân tài kỳ sĩ. Lẽ nào thời thịnh trị ngày xưa lại phải mượn lấy nhân tài ở một thời đại khác? Đó chẳng qua là khanh không khéo biết người đó thôi.”

3. “儘管我的人生比我的錯誤更有價值,“如果我將它與我的努力相比,它仍然是非常可恥的。”
Tạm dịch: “Một đời ta tuy công lớn hơn lầm lỗi, nhưng "nếu đem so sánh với tận thiện tận mỹ thì còn rất đáng hổ thẹn.”

4. “宮殿的華麗裝飾,對美景的依戀,在閣樓的閣樓上玩耍,雖然是每個國王的願望,但浪費奢侈是對人民的危險,所以不能隨意建造。”
Tạm dịch: “Việc trang hoàng lộng lẫy cung điện, tham luyến cảnh đẹp, vui chơi trong lầu gác đình đài, tuy là nguyện vọng của mỗi vị vua nhưng sự xa xỉ hoang phí là mối họa cho dân chúng, vì vậy không thể tùy tiện xây dựng”

5. “聽廣為亮,聽偏為暗”
Tạm dịch: “Nghe rộng thì sáng, nghe thiên lệch thì tối”

6. "Lấy sử làm gương soi thì biết sự hưng suy. Lấy người làm gương soi thì biết sự được mất."

7. "Vua như thuyền, dân như nước. Nước có thể nâng thuyền cũng có thể lật thuyền."

Đường Thái Tông là một vị vua tài hoa có nhiều đóng góp cho Đại Đường hưng thịnh. Tuy nhiên sự biến “Huyền Vũ Môn” vẫn là giai thoại được lưu truyền mãi về sau như một lời nhắc nhở về vị vua tài hoa và tham vọng.

Tổng hợp, sưu tầm