Góc chia sẻ: Ngừng nhầm lẫn giữa ‘lòng tốt' và 'sự nhu nhược'

(VOH) - Chúng ta được dạy rằng ‘hãy biết giúp đỡ người khác’ nhưng lại không được chỉ rõ giúp đỡ như thế nào là đúng nghĩa và làm sao để không bị lợi dụng bởi lòng tốt của chính mình.

Lòng tốt như một "chiếc bánh" và ai cũng muốn có phần

Chúng ta luôn được dạy rằng “phải biết giúp đỡ người khác” nhưng lại không được chỉ rõ giúp đỡ như thế nào mới tốt. Lòng tốt cũng giống một chiếc bánh mà ai cũng muốn có phần, nếu cho ít quá sẽ bị nói là ích kỉ, ki bo. Cho nhiều quá thì mình chẳng còn gì, lần sau khi họ “đói” thì như một thói quen họ sẽ lại đến tìm mình.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải giữ “chiếc bánh” đó cho riêng mình mà làm thế nào để trao gửi lòng tốt đúng chỗ, đúng người. Thật ra một người càng tốt bụng, thì ngưỡng giới hạn trong đối nhân xử thế càng phải cao. Như vậy mới khỏi dễ dãi với người khác lại có thể bảo vệ bản thân tránh những rắc rối không đáng có.

Có một danh ngôn của nhà triết gia Emerson - người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và chủ nghĩa siêu việt của Mỹ : “Lòng tốt của bạn cần thêm đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh”.

Đừng nhầm lẫn giữa ‘lòng tốt” và “sự nhu nhược”

Đừng giữ 'chiếc bánh' lòng tốt cho riêng mình, hãy chia đúng chỗ và đúng người. 

Thay vì cứ nhận lời tất cả những sự nhờ vả, tại sao chúng ta không thử từ chối họ một vài lần. Chúng ta đôi khi hay ngộ nhận lòng tốt của chính mình mà không nhận ra bản thân đang bị người khác lợi dụng.

Chúng ta ngại nói không, ngại từ chối người khác vì muốn rằng sau này họ cũng sẽ không từ chối mình. Nếu chúng ta quen khẳng định bản thân thông qua cách người khác nhìn nhận thì sẽ sống trong cái nhìn và lời nói của người khác.

Người tốt bụng thật sự chỉ nên quan tâm đến việc mình làm có thật sự tốt hay không, chứ không phải là vì người khác đánh giá có tốt hay không. Lòng tốt thật sự là một sự lựa chọn có thể mang lại kết quả tốt nhất, được đưa ra sau khi tìm hiểu và xem xét sự thực một cách đầy đủ.

Đừng buồn nếu ai đó trách mắng bạn vì không sẵn sàn giúp đỡ họ, đó không phải là nghĩa vụ của chúng ta. Vì cuộc đời này là những lần thử sai, trải qua nhiều cái sai, con người tự khắc sẽ trưởng thành, tự khắc sẽ hiểu chuyện và tự khắc biết đối phó với những rắc rối của chính mình.

Chúng ta có thể gúp đỡ họ một lần, hai lần. Nhưng không thể giúp họ mãi được hãy để họ tự thân vận động. Thay vì cho họ cái họ cần điều tốt nhất là nên hướng dẫn họ cách để có thể có được nó.

Đừng để những điều vô lý cứ lập đi lập lại nhiều lần, dần dần lại trở thành có lý. Hãy hiểu rõ lòng tốt mà bạn muốn trao gửi, tỉnh táo hơn và không ban phát lòng tốt một cách vô nghĩa.

Góc chia sẻ: Ngừng nhầm lẫn giữa ‘lòng tốt” và “sự nhu nhược”

Người tốt bụng thật sự chỉ nên quan tâm đến việc mình làm có thật sự tốt hay không, chứ không phải là vì người khác đánh giá có tốt hay không.

Chuyện không muốn làm, không cần ép bản thân, chuyện đã nhịn từ lâu không cần phải cứ tiếp tục nhịn hết lần này đến lần khác, đừng để người khác chà đạp giới hạn của bản thân. Nhường nhịn, lấy lòng đó không phải là lòng tốt mà đôi khi là thái độ nhu nhược. 

Mộ Nhan Ca một tác giả, một bác sĩ tâm lý người Trung Quốc từng có một câu nói: “Chỉ có thẳng lưng lên, thế giới mới cho bạn những thứ thuộc về bạn”.

Vậy nên không cần lúc nào cũng nhượng bộ, thẳng thắng một chút đôi khi lại đem lại kết quả tốt hơn.

TPHCM - Hành động vì một môi trường không khí trong lành - TPHCM đã và đang là thành viên tích cực cùng cả nước chung tay giảm các nguồn phát sinh gây ô nhiễm không khí, đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến xử lý rác hạn chế ô nhiễm môi ...
Đuối nước trẻ em - tận tâm để xóa nguy cơ – Đuối nước trẻ em có lẽ là cụm từ nhiều ám ảnh nhất với các bậc phụ huynh, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam.
Bình luận