Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Lucid Dream là gì? Có hay không việc điều khiển giấc mơ?

(VOH) – Không ít người từng nhắc về Lucid Dream và cho rằng đây là một trải nghiệm đáng thử. Vậy Lucid Dream là gì và có nguy hiểm hay không?

Đã bao giờ bạn nghe đến Lucid Dream hay hiện tượng điều khiển giấc mơ? Lucid Dream là một hiện tượng không phải ai cũng gặp trong khi ngủ nhưng nếu những ai đã từng trải qua đều có ấn tượng rất đặc biệt. Vậy Lucid Dream là gì và liệu có hay không việc con người điều khiển được giấc mơ? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Lucid Dream là gì?

Trong mỗi giấc ngủ chúng ta thường trải qua 4 đến 6 giấc mơ nhưng hầu hết đều quên hết khi tỉnh dậy. Tuy nhiên có một số trường hợp khác chúng ta trải qua cơn “mơ tỉnh” – giấc mơ lưu lại rất rõ nét trong trí nhớ, đây chính là hiện tượng Lucid Dream.

Lucid Dream diễn ra khi bạn nhận thức được rằng mình đang mơ và có thể kiểm soát được những suy nghĩ, cảm xúc của mình trong chính giấc mơ. Một số nghiên cứu ghi nhận, khoảng 55% người đã từng có ít nhất một "giấc mơ tỉnh" trong cuộc đời mình, nhưng chỉ có 23% người trải qua Lucid Dream ít nhất một lần mỗi tháng.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, Lucid Dream thường xuất hiện trong giấc ngủ REM (giấc ngủ cử động mắt nhanh). Khi ở giấc ngủ REM bộ não, nhịp tim và chuyển động mắt cũng tăng lên đáng kể, do đó bạn hoàn toàn ý thức được mình đang mơ. Không những vậy, bạn cũng có thể xây dựng các nhân vật, cốt truyện và chính bản thân mình trong giấc mơ.

lucid-dream-la-gi

Bạn cũng có thể xây dựng các nhân vật, cốt truyện và chính bản thân mình trong giấc mơ

2. Lucid Dream có nguồn gốc từ đâu?

Lucid Dream bắt nguồn từ trong văn hóa phương Đông thời xa xưa, khi những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập "dream yoga" để duy trì nhận thức khi đang mơ. Đây chính là khởi nguồn của hiện tượng "mơ tỉnh".

Năm 1913, tác giả và bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik (Willem) van Eeden đặt ra thuật ngữ Lucid Dream trong bài báo “A Study of Dreams". Tuy nhiên lúc đó thuật ngữ này vẫn chưa được công nhận vì còn gây ra nhiều hiểu lầm.

Đến khoảng 20 năm trở lại đây, nhà tâm thần sinh lý học Stephen LaBerge đã có sự nghiên cứu về Lucid Dream và điều khiển được giấc mơ sáng suốt.

Năm 2010, bộ phim "Inception" của Christopher Nolan ra mắt bởi đạo diễn WonderCon. Ông chia sẻ rằng bộ phim được lấy ý tưởng từ một giấc "mơ tỉnh", từ đó cụm từ Lucid Dream bắt đầu được tìm kiếm nhiều hơn.

lucid-dream-la-gi

Lucid Dream là khởi nguồn của hiện tượng "mơ tỉnh"

3. Lucid Dream có nguy hiểm không?

Theo đánh giá chung của những người trải nghiệm Lucid Dream, hiện tượng này khá an toàn vì mục đích vẫn chỉ đem lại cảm giác thỏa mãn cho con người. Tuy nhiên nếu trải nghiệm nhiều Lucid Dream cũng sẽ khiến cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần trở nên trầm trọng hơn. Một số vấn đề thường gặp khi liên tục gặp phải Lucid Dream là rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng và phân ly.

Trải nghiệm của Lucid Dream khá sinh động và phong phú nên lâu dần có thể làm gián đoạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Hơn nữa việc khơi gợi lên những giấc mơ giàu cảm xúc cũng có thể khiến bạn gặp phải những chuyện đáng sợ, dẫn đến ác mộng trong giấc ngủ.

Đặc biệt với người bị tâm thần phân liệt sẽ rất dễ rơi vào trạng thái ảo giác nếu liên tục trải nghiệm Lucid Dream, bởi bệnh nhân sẽ khó vạch ra ranh giới giữa mơ và thực. Hơn nữa, sự chồng chéo của mơ và thực còn khiến người trải nghiệm dần mất đi kết nối với những người xung quanh.

4. Lucid Dream có tác dụng gì không?

Sau khi tìm hiểu được Lucid Dream là gì thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ những tác dụng mà Lucid Dream đem lại cho cuộc sống. Ngày nay, hiện tượng giấc "mơ tỉnh" này đã được sử dụng rất nhiều trong y học để giúp các bệnh nhân ám ảnh, trầm cảm vượt lên nỗi sợ hãi.

4.1. Giúp giảm ác mộng

Chắc chắn rằng không ai muốn gặp ác mộng khi ngủ bởi ác mộng khi chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút đáng kể. Khi rơi vào Lucid Dream bạn sẽ hoàn toàn nhận thức được rằng ác mộng cũng không có thật, do đó bạn có thể điều chỉnh giấc mơ sang các hình ảnh vui vẻ hơn.

4.2. Giảm lo lắng

Từ giảm ác mộng bạn có thể làm giảm đi lo lắng bởi chính bản thân bạn có thể điều khiển và kết thúc giấc mơ theo ý muốn. Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng Lucid Dream có thể giúp người bị rối loạn lo âu vượt qua lo lắng hiệu quả.

4.3. Tăng khả năng sáng tạo

Những "giấc mơ tỉnh" sẽ giúp bạn có trí tưởng tượng tốt và phong phú hơn. Đây chính là ưu điểm vô cùng quan trọng đối với những ai theo đuổi nghề thiết kế, kiến trúc,.. Hiện nay đã có rất nhiều cá nhân tận dụng Lucid Dream để mài giũa sự sáng tạo ngay cả khi ngủ.

lucid-dream-la-gi

Những "giấc mơ tỉnh" sẽ giúp bạn có trí tưởng tượng tốt và phong phú hơn

4.4. Tăng khả năng vận động

Khi não bộ được kích hoạt liên tục đồng thời giúp cho việc thực hiện các chuyển động trở nên tốt hơn. Với người khuyết tật, Lucid Dream có thể giúp họ phục hồi thể chất, giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay,..

Xem thêm: Deja vu là gì? Hiện tượng nhìn thấy tương lai hay chỉ là ảo giác?

5. Làm thế nào để trải nghiệm Lucid Dream?

Thay vì phải chờ đợi một giấc mơ sáng suốt đến thì hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể trải nghiệm được ngay bằng cách thử một trong hai phương pháp sau:

5.1. Thực hành phương pháp MILD (Mnemonic Induction of Lucid Dreams)

MILD hay còn gọi là “cảm ứng ghi nhớ của giấc mơ sáng suốt” – một trong những phương pháp đầu tiên ra đời để trải nghiệm Lucid Dream. Kỹ thuật này dựa trên hành vi của “bộ nhớ tiềm năng”, thiết lập ý định sẵn để làm điều gì đó sau này.

LaBerge – người đã nghiên cứu ra phương pháp MILD khuyên bạn nên làm theo các bước sau để vào giấc mơ sáng suốt:

  • Khi bạn ngủ thiếp đi, hãy liên tục suy nghĩ về một giấc mơ gần đây.
  • Xác định dấu hiệu của một giấc mơ (với các bài kiểm tra thực tế) và cố tìm ra những chi tiết khác thường, kỳ lạ có trong giấc mơ như biết bay, có cánh…
  • Suy nghĩ về việc mơ trở lại, hiểu rõ những điều kỳ lạ này chỉ diễn ra trong giấc mơ.
  • Hãy tự nói với bản thân: “Nếu lần sau tôi mơ, tôi muốn nhớ rằng mình đang mơ” nhiều lần trong giấc mơ.

5.2. Thực hành phương pháp WBTB (wake-up-back-to-bed)

WBTB – Thức giấc rồi quay lại giường ngủ. Phương pháp này có liên quan đến giấc ngủ REM, khi não bộ hoạt động tích cực thì bạn bắt đầu đánh thức bản thân. Sau đó hãy tập trung vào não bộ vào một điều gì đó trong khoảng 20 đến 60 phút và ngủ tiếp. Khi bạn ngủ từ trạng thái tỉnh bạn đang đưa dần ý thức của mình vào trong mơ, từ đó có thể điều khiển được cả giấc mơ của mình.

lucid-dream-la-gi

Có rất nhiều phương pháp đưa bạn vào trạng thái Lucid Dream 

6. Làm thế nào để tỉnh giấc khi đang trải nghiệm Lucid Dream?

Không phải lúc nào Lucid Dream cũng đem lại cho bạn những giấc mơ dễ chịu, đôi khi bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì gặp những cơn "mơ tỉnh". Trong trường hợp này nếu bạn muốn tỉnh giấc thì có thể áp dụng một số kỹ thuật như sau:

  • Nói thật to hoặc thậm chí là la hét để phát tín hiệu thức dậy cho não bộ của bạn.
  • Nháy mắt liên tục để giúp tâm trí bạn sẵn sàng ra khỏi giấc mơ.
  • Tiếp tục ngủ trong giấc mơ để có thể đánh thức bạn dậy.
  • Cố gắng đọc bất cứ thứ gì có chữ trong giấc mơ, điều này sẽ kích hoạt não bộ và chuyển sang giấc ngủ bình thường.

Xem thêm: Hiện tượng hồi quang phản chiếu - Bí ẩn chưa được giải mã của con người trước cái chết!

Tất cả hiện tượng trong cuộc sống đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Với Lucid Dream nếu như tận dụng đúng cách sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, tươi tỉnh nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến con người gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Suy cho cùng những gì diễn ra trong giấc mơ cuối cùng vẫn chỉ là một giấc mơ mà thôi. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận