“Khác máu tanh lòng” dường như muốn nhắc nhở chúng ta về cách đối xử tệ bạc, độc ác của những người không có chung huyết thống với nhau. Vậy liệu điều đó có đúng hoàn toàn trong cuộc sống ngày nay!
1. Ý nghĩa thành ngữ “Khác máu tanh lòng”
Câu thành ngữ “Khác máu tanh lòng” vẫn luôn làm con người ta chạnh lòng, cô đơn mỗi khi nhắc đến. Bởi chúng được hiểu đơn giản là những người không có chung huyết thống, “khác máu”, không có mối quan hệ ruột thịt thì rất khó để thân thiết và đối xử tốt với nhau.
Trong cuộc sống cũng có rất nhiều câu chuyện về anh chị em ruột thịt trong nhà hay chính bố mẹ có những hành vi độc ác, bỏ rơi con cái. Vậy nên cũng không thể trách những người ngoài cuộc phải thân thiết, thấu hiểu chúng ta?
Bản thân mỗi con người đều có những mặt xấu trong tính cách, chúng ta không ai thích việc một người xa lạ sống, làm việc và hưởng thụ chung những lợi ích với mình. Song cuộc sống vốn là bài học hai chiều “cho đi và nhận lại”, nếu mỗi cá nhân đều luôn giữ quan điểm “khác máu tanh lòng” thì có lẽ cuộc sống vui vẻ sẽ không bao giờ tới.
2. “Khác máu tanh lòng” và những mối quan hệ không máu mủ
Ví dụ điển hình cho câu nói “Khác máu tanh lòng” chính là mối qua hệ mẹ chồng và nàng dâu. Dù ở bất cứ thời đại nào, khi nhắc đến mẹ chồng - nàng dâu, người ta cũng thường nghĩ ngay đến việc mẹ chồng chèn ép con dâu hay con dâu hỗn láo với mẹ chồng. Cứ như thế, mối quan hệ đó càng ngày trở nên tệ hơn rồi dần đi vào ngõ cụt và rất khó để hòa giải trong yên bình.
Người làm mẹ chồng luôn giữ con điểm “con dâu là con người ta” thế nên có thể thật lòng yêu mến, giúp đỡ con dâu. Trong khi đó, con dâu một là giữ thái độ nhường nhịn mẹ chồng, chịu ức hiếp mắng mỏ... Cách đối phó nào cũng đẩy mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vào tình thế “khác máu tanh lòng”.
Dì ghẻ hay dượng ghẻ bạo hành con chồng, con vợ là câu chuyện được nhắc đến rất nhiều trên báo đài thời gian qua. Tìm kiếm cụm từ “khác máu tanh lòng” dì ghẻ, dượng ghẻ trên mạng xã hội chắc chắn bất cứ ai cũng không cầm được nước mắt trước những trường hợp có thật trong đời sống.
Do không có chung huyết thống, vì giữ tư tưởng con không phải do mình đẻ ra, hay do những vướng mắc với người cũ mà dì ghẻ hay dượng ghẻ sẵn sàng bạo hành con của người cũ.
Chính bởi những vụ bạo hành đầy đau đớn như vậy mà tình trạng trẻ em mắc chứng trầm cảm khi sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn ngày càng tăng, thậm chí là những cái chết đầy đau đớn cũng xuất hiện trong xã hội.
Xem thêm: Cá không ăn muối là gì và liệu câu tục ngữ đó còn đúng trong cuộc sống hiện đại
3. Đừng để “khác máu tanh lòng” tồn tại trong xã hội ngày nay
Các cụ xưa có câu “Ở hiền gặp lành”, để nhắc nhở ta về việc sống đức độ, có đạo đức thì chắc chắn cuộc đời sẽ suôn sẻ, may mắn. Vậy thì tại sao ta không mở rộng lòng mình, đối đãi với những người xung quanh thật tốt?
Dù chắc chắn việc bắt đầu lại mối quan hệ, mở lòng mình là điều không hề dễ dàng, song nếu mỗi người học cách nhường nhịn, thấu hiểu thì chắc chắn ‘’khác máu tanh lòng” sẽ không thể nào tồn tại được.
Những câu chuyện có thật về “khác máu tanh lòng” vẫn đang diễn ra xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng không phải câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu nào cũng như thế. Không khó để bắt gặp những người mẹ chồng yêu con dâu hơn cả chính con trai mình, bởi với mẹ chồng “con dâu cũng là con” hay “mình cũng từng là con dâu”, cho nên hết mực thấu hiểu, tạo điều kiện cho con dâu của mình. Rất nhiều “mẹ kế”, “bố dượng” yêu thương, nuôi nấng và chăm sóc con của người cũ không kém con ruột của mình.
Bởi vậy, bên cạnh việc lên án những hành vi xấu xa, “khác máu tanh lòng”, chúng ta cũng cần trân trọng, không nên tùy tiện phán xét gia đình người khác trước khi hiểu rõ câu chuyện đằng sau nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa của thành ngữ ‘Ở bầu thì tròn ở ống thì dài’ và bài học gửi gắm phía sau
4. Câu nói hay về “khác máu tanh lòng”
“Khác máu tanh lòng” là bài học nhắc nhở ta về lòng người của những mối quan hệ không thân thích ruột thịt. Trong cuộc sống cũng có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa như vậy, chẳng hạn như:
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Trời mưa ướt lá đài bì. Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu!
- Mụ gia ba bảy mụ gia. Mụ thì tiền rưỡi, mụ ba mươi đồng.
- Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.
- Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng. - Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng. - Mẹ chồng nàng dâu, Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.
- Cha chài, mẹ lưới, con dâu.
Con trai tát nước, nàng dâu đi mò. - Cây khô chết đứng giữa đồng
Mần dâu trăm chuyện, mẹ chồng còn chê. - Mẹ chồng đã lớn còn quê.
Mần dâu đủ chuyện, mà chê nỗi gì.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết ý nghĩa của câu tục ngữ ‘Giận cá chém thớt’ và bài học kinh nghiệm ẩn sau
5. Một vài status về “khác máu tanh lòng”
Những dòng trạng thái đầy cảm xúc dưới đây có thể giúp các bạn đọc ngẫm nghĩ nhiều hơn về sự đời, từ đó rút ra những bài học cho bản thân mình.
- Mẹ không có con dâu này thì có con dâu khác.
- Xinh đẹp, tiểu thư thường đi đôi với lười biếng. Cưới về làm dâu, chả biết có chăm sóc được cho gia đình hay không?
- Con dâu về đây không phải là Bà Tướng trong nhà. Đâu có cái thứ con dâu nào mà coi bạn bè hơn cả bố mẹ chồng.
- Phụ nữ đi lấy chồng việc quan trọng là chăm chồng, sinh con. Cả hai việc này còn chưa hoàn thành thì những mối quan hệ khác có quan trọng gì.
- Không có bà mẹ chồng nào coi con dâu như con đẻ đâu. Con dâu dù có tốt đến mấy cũng không bao giờ vừa lòng mẹ chồng cả.
- Con gái tôi nó về đây nó là khách, nó không phải làm gì. Còn chị là dâu là con, đấy là việc của chị.
- Vợ chỉ là một đứa con gái xa lạ, ở đẩu ở đâu về đây, không lấy đứa này thì lấy đứa khác
Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có thêm nhiều góc nhìn khác về thành ngữ “khác máu tanh lòng”. Qua đây, hy vọng mỗi người sẽ sống mà không lo lắng thiệt hơn, tính toán nhiều thứ, để giúp mối quan hệ giữa người với người gắn bó hơn nhé!
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet