Giữ vững lòng tự trọng tức là giữ được những giá trị của chính bản thân. Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất, đức tính tốt của con người, mà cũng giúp ta định hình và hoàn thiện bản thân. Vậy lòng tự trọng là gì liệu bạn đã hiểu đã hiểu rõ?!
1. Lòng tự trọng là gì?
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã luôn nhắc nhở phải đặt danh dự, lòng tự trọng lên hàng đầu qua những câu thành ngữ, tục ngữ như “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”...
“Tự trọng” là một tính từ được dùng chỉ một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có lòng tự trọng là biết coi trọng danh dự, nhân cách, đạo đức của chính bản thân. Họ luôn hành động đúng mực, tử tế để giữ gìn phẩm chất, danh tiếng.
Lòng tự trọng không tự nhiên mà có, chúng là quá trình của sự giáo dục, rèn luyện và định hướng đúng đắn. Lòng tự trọng không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển mà còn giúp xã hội công bằng, văn minh hơn.
Lòng tự trọng trong tiếng anh được gọi là “self-respect”, với ý muốn ám chỉ việc tự nhận thức, tự yêu thương và tự tôn trọng bản thân. Khi đã làm tốt được những việc đó mới nói đến tôn trọng những người xung quanh.
2. Phân loại lòng tự trọng
Bất cứ ai trong cuộc sống cũng có lòng tự trọng, tuy nhiên sự “tự trọng” của mỗi người đều có mức độ khác biệt, có người tự trọng cao và ngược lại. Bởi vậy, trong xã hội “tự trọng” được chia thành hai loại là lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp.
Những người có lòng tự trọng thấp đa phần là những người có tham vọng cao và luôn bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được lợi ích cá nhân. Đối với họ, “tự trọng” không phải là vấn đề cần được ưu tiên trong cuộc sống mà tiền bạc, vật chất và địa vị mới là đích đến phải đạt được. Họ sẵn sàng bán rẻ danh dự bản thân để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Ngược lại, với người có lòng tự trọng cao, họ coi trọng trọng danh dự và giá trị của bản thân. Họ sẵn sàng vất bỏ tiền tài vật chất để hành động theo đúng chuẩn mực đạo đức, theo giá trị quan đúng đắn. Ở người có lòng tự trọng cao luôn toát ra sự tự tin, liêm chính, được những người xung quanh yêu mến và coi trong.
3. Lòng tự trọng giúp chúng ta điều gì?
Lòng tự trọng chính là cấu nối giúp gắn kết niềm tin và tư duy của mỗi người. Người có lòng tự trọng cao luôn nhìn cuộc sống theo chiều hướng tích cực. Sự tự tin, tử tế, cùng thái độ sống tích cực từ việc có lòng tự trọng giúp chúng ta định hướng được hành động của bản thân, đi đúng con đường và nắm bắt được nhiều cơ hội.
Lòng tự trọng giúp bạn biết tôn trọng, yêu thương bản thân cũng như những người xung quanh. Sự tôn trọng chính là chìa khóa kết nối giữa người với người, từ đó xây dựng nên nền móng vững chắc hơn cho các mối quan hệ, đồng thời giúp ta kết nối được những người bạn chất lượng, luôn quan tâm và yêu mến chúng ta.
Lòng tự trọng còn giúp bạn rèn luyện được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, giúp bạn trang bị cho mình nhiều đức tính tốt để hòa nhập với cộng đồng.
Lòng tự trọng không chỉ đem lại những điều tích cực trong cuộc sống mà còn là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Khi mỗi người đều sở hữu đức tính tốt này, chúng ta sẽ nhận được sự yêu mến, tôn trọng, tin tưởng từ những người xung quanh. Bởi vậy, nếu chúng ta gặp bất cứ khó khăn nào, sẽ luôn có người giúp đỡ hết lòng.
Xem thêm: Be like là gì ? Cảnh báo trào lưu ‘be like me’ khiến bạn và mọi người phải cười bể bụng
4. Biểu hiện của lòng tự trọng
Lòng tự trọng là gì được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên những người có lòng tự trọng cao đều được biểu hiện qua những nét tính cách dưới đây.
Một người lòng tự trọng cao sẽ biết giữ gìn phẩm cách, biết suy nghĩ và điều chỉnh hành vi, lời nói của mình sao cho phù hợp về mặt pháp luật, đạo đức. Người có lòng tự trọng không chỉ biết yêu thương bản thân mà còn luôn cố gắng đóng góp xây dựng xã hội và cuộc sống thêm bền vững. Họ biết chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ lẽ phải.
Những người có lòng tự trọng sẽ luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên bản thân. Họ sẵn sàng nhận lỗi sai về mình, luôn hoàn thành công việc đúng thời gian, có trách nhiệm và ít khi phá vỡ quy định.
Người có lòng tự trọng biết giá trị của chính bản thân họ, biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu và làm thế nào để phát huy tốt nhất tiềm lực của bản thân. Nhờ vậy mà họ biết cách đối nhân xử thế, bao dung với mọi người. Họ không vì danh lợi mà bán rẻ chính bản thân hay người khác. Họ sẵn sàng lên tiếng bênh vực cho cái tốt, sống rất chuẩn mực và xem trọng lễ nghĩa.
Người có lòng tự trọng thường sẽ là người có tâm hồn cao đẹp, phóng khoáng, một lối sống tự do, hết mình. Khiến người khác phải ngưỡng mộ, nể phục và kính trọng.
Lòng tự trọng chính là một vẻ đẹp đến từ tâm hồn, khẳng định vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh và cách ứng xử. Chỉ có những vẻ đẹp đến từ bên trong như vậy mới đem đến cho chúng ta những trải nghiệm quý báu. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta nhận định được giá trị thực của bản thân, hiểu rõ về lý tưởng sống và cách sống sao cho đúng đắn.
Xem thêm: ATSM - cụm từ hot trên mạng xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa bên trong
5. Những cách giúp nâng cao lòng tự trọng
“Lòng tự trọng” là phẩm chất sẽ giúp ta bay cao và nhanh hơn trên con đường phát triển giá trị của bản thân. Cùng tìm hiểu một số cách giúp nâng cao lòng tự trọng nhé!
5.1. Luôn cố gắng suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực, chín chắn giúp ta giữ vững niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống. Chỉ khi ta học được cách tin tưởng vào bản thân, nỗ lực hết mình mà không để ý đến cái nhìn, đến sự đánh giá, phán xét của người ngoài ta mới có thể phát triển và nâng cao giá trị bản thân, từ đó mà lòng tự trọng của ta được củng cố và vững chắc hơn.
Thái độ sống cùng suy nghĩ tích cực còn giúp bạn tránh xa những tác nhân tiêu cực, xấu xa. Trái tim và tâm trí bạn luôn giữ được lập trường vững chắc trước các trường hợp xấu lôi kéo, rủ rê.
5.2. Đặt mục tiêu sống rõ ràng
Sống có mục đích, mục tiêu lành mạnh giúp bạn hành động và sống có ý nghĩa hơn. Những đích đến rõ ràng sẽ là kim chỉ nang để bạn tạo lập kế hoạch sống và làm việc rõ ràng, tránh được những rắc rối hay hành vi tiêu cực. Tư những bước nhỏ như vậy sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự trọng vũng chắc, cùng lập trường sống đúng đắn.
5.3. Học cách chia sẻ, giúp đỡ người khác
Thường xuyên làm việc thiện, giúp đỡ người khác giúp tâm lý ta ổn định, củng cố những suy nghĩ tích cực. Điều này còn đem đến cho bạn sự đồng cảm, biết yêu thương và bảo vệ điều hay lẽ phải, lên án những hành vi bất công, bạo lực.
Xem thêm: Tha thu là gì? Chỉ một câu nói vui đủ tạo ‘cơn sốt’ trên mạng xã hội
6. Người đánh mất lòng tự trọng phải làm sao?
Dù là người có lòng tự trọng cao đến đâu cũng không tránh được những khoảng thời gian mất phương hướng, mất động lực trong cuộc sống. Những lúc này bạn cần áp dụng một số tips sau để giữ vững lòng tự trọng cho bản thân nhé!
6.1. Không so sánh bản thân với người khác
Mỗi cá thể con người đều có tính cách, lối sống, xuất phát điểm và mục tiêu sống khác nhau, chính bởi vậy việc so sánh mình với người khác không chỉ làm bạn mất động lực sống mà con đánh mất giá trị, lòng tự trọng của chính bản thân mình.
Nếu đây là lý do khiến bạn dần mất động lực trong cuộc sống, hãy học cách chấp nhận bản thân, không so sánh không ghen tị với người khác. Nếu chính bản thân bạn không tôn trọng bản thân, giữ gìn những giá trị của chính mình thì không ai có thể làm thay bạn.
6.2. Xây dựng lại lối sống phù hợp
Một lối sống tiêu cực có tác động xấu đến bản thân bạn hơn những gì bạn nghĩ. Việc lặp đi lặp lại cuộc sống với thói quen xấu, thường xuyên thức khuya dậy trễ, trì hoãn công việc sẽ làm bạn thấy mệt mỏi, chán nản, mất động lực sống.
Đây là một trong những nguyên nhân làm bạn đánh mất giá trị, lòng tự trọng của bản thân. Bởi vậy hãy học cách xây dựng kế hoạch, lối sống, cách sinh hoạt hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống nhé!
Khi xã hội ngày càng trở nên khắc nghiệt thì lòng tự trọng càng được đề cao. Lòng tự trọng giúp đánh giá giá trị, nhân cách của mỗi người. Bởi vậy, chỉ cần luôn cố gắng giữ vững lòng tự trọng, “đói cho sạch rách cho thơm” thì thành công rồi cũng sẽ đến.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet