Chờ...

‘Mang tiền về cho mẹ’ của Đen Vâu khiến những đứa trẻ đi xa nhà bật khóc!

(VOH) – Âm nhạc của Đen Vâu luôn mộc mạc và giàu cái tình, Tết năm nay Đen gửi đến khán giả thông điệp không thể gần gũi và ý nghĩa hơn ‘Mang tiền về cho mẹ’!

Được biết “Mang tiền về cho mẹ” đã được Đen Vâu ấp ủ suốt 4 năm nhưng chưa tìm được nguồn cảm hứng như anh mong đợi, mãi đến năm 2021 Đen mới có thể hoàn thành tác phẩm và gửi đến khán giả vào dịp Tết. Cũng như những sản phẩm âm nhạc trước đây, “Mang tiền về cho mẹ” cũng là một thông điệp rất đời, rất thật, rất gần gũi khiến khán giả không khỏi xúc động.

“Mang tiền về cho mẹ” là chuyện của một cậu trai đi làm xa, trải qua nhiều hành trình, làm nhiều công việc khác nhau nhưng cam kết với mẹ chỉ kiếm tiền lương thiện, tiền mang về cho mẹ dù lấm bẩn mồ hôi nhưng đều là tiền thơm tho. Ca từ của bài hát không có từ nào nhắc đến Tết nhưng vì ra mắt vào thời điểm này nên chúng ta đều liên tưởng đến hình ảnh một đứa con xa quê sau một năm chăm chỉ cày cuốc hôm nay đem tiền về cho mẹ sắm sửa ăn Tết.

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh-5
 

“Ôi những ngày xám ngoét, gió liêu xiêu dáng mẹ gầy so. Có khi mẹ ngất giữa đường vì cả ngày chẳng có gì no. Mẹ không dám ăn, không dám mặc, không dám tiêu cũng chỉ vì lo (lo cho con)…”

Đen Vâu đã khắc hoạ một người mẹ rất ư là Việt Nam, một người mẹ lam lũ gió sương, gầy nhom, một người mẹ chịu thương, chịu khó, một người mẹ nhịn ăn nhịn mặc chắt chiu từng đồng để có thể lo lắng cho các con được đủ đầy. Giai điệu này vang lên hẳn là trong chúng ta, đặc biệt những người con xa quê lại thêm da diết nhớ mẹ… da diết nhớ đến người phụ nữ đã lặng lẽ hi sinh mọi thứ cho mình mà chợt thấy nhòe đi khóe mi.

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh-4
 

“Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy? Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm? Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa? Vấp ngã đầu đời là được ai nâng?”

“Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè… Những ngày dài nhất trần đời là mẹ đi chợ xa chưa thấy về. Thức ăn ngon nhất trần đời là cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang.”

Những ký ức tuổi thơ như chợt ùa về, từ lúc bập bẹ “ba ba… ma ma” đến lúc chập chững bước đi, rồi khi cầm tay viết chữ, kể cả lúc đánh vần… tất cả đều là mẹ đã dạy cho chúng ta. Rồi đến những giấc ngủ, những bữa ăn,… đều là một tay mẹ săn sóc.  

Xem thêm: Những câu rap viral đậm chất 'Đen Vâu'

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh-3
 

“Những đứa trẻ rồi sẽ đi xa nhà… rời xa mái nhà đừng hòng ai nuông chiều.”

Nhưng rồi những đứa trẻ cũng phải lớn lên, sống cuộc đời của riêng nó, phải rời xa mái nhà thuở bé mà bôn ba lăn lộn dặm trường. Giờ đây làm gì còn ai cơm bưng ngày ba bữa, còn ai sốt sắng lo lắng khi ấm đầu, còn ai để nũng nà nũng nịu…Ngược lại còn phải chiều theo ý sếp, giờ đây đừng hòng còn ai mà nuông chiều cho.

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh-2
 

“Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ…”

“Giờ con đeo túi tòte đi mua cho mẹ cái túi Dior”

“Con trai mẹ chỉ là người phục vụ nhưng muốn đời đối xử với mẹ như một bà hoàng.”

Mẹ đã rất vất vả nuôi những đứa con khôn lớn, giờ đây con đã trưởng thành, đã kiếm ra tiền, mẹ chỉ việc hưởng thụ thôi, tất cả đã có con lo. Dù bên ngoài xã hội con chẳng hơn ai nhưng mẹ của con thì không được ai hơn.  

Xem thêm: Thông điệp gửi gắm "người lớn" trong ca khúc Trốn tìm của Đen Vâu

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh-1
 

“Con đã kiếm được tiền từ hình ảnh, kiếm được tiền từ âm thanh, tất cả đều do cha sinh mẹ đẻ, dù không phải thế phiệt hay trâm anh.”

“Cũng may là ba mẹ nghèo để cho con biết tiền làm ra khó.”  

“Đưa tiền cho mẹ, mẹ là tiền vệ. Đừng làm điều xấu, sẽ thành tiền lệ. Lao động hăng say, hơn cả tiền đề. Cầm về tiền tốt, đừng có cầm về tiền tệ”.

Không ai được chọn cha mẹ hay hoàn cảnh lúc sinh ra nhưng chúng ta có quyền chọn cuộc sống và con người mình trở thành. Nhưng không sinh ra trong gia đình trâm anh thế phiệt cũng không phải là một loại thiệt thòi. Một gia cảnh bình thường hay thậm chí là nghèo khó sẽ giúp ta có nhiều trải nghiệm sống, hiểu hơn cuộc đời, biết được giá trị của đồng tiền, trân trọng mồ hôi nước mắt của cha mẹ, trở thành người con ngoan, con người tốt. Và có lẽ nếu một lần được chọn lại thì ai trong chúng ta cũng sẽ chọn cha mẹ của hôm nay làm cha mẹ của mình mãi mãi.

mang-tien-ve-cho-me-cua-den-vau-khien-nhung-dua-tre-di-xa-nha-bac-khoc-voh
 

“Mang tiền về cho mẹ, ba cần thì xin mẹ.”

Cuối cùng chốt hạ một câu không thể chất hơn “nhà thì phải có nóc”.  

Bên cạnh lời nhạc ý nghĩa, giai điệu du dương, chầm chậm, nhịp nhàng chuẩn phong cách Đen Vâu lại càng khiến người nghe phiêu hơn vào cuộc hành trình của một đứa trẻ từ lúc bập bẹ cho đến khi trưởng thành, đi làm rồi mang tiền về cho mẹ. Cuộc hành trình đó từ A đến Z đều ngập tràn hình bóng người mẹ tảo tần, lam lũ nhưng dạt dào tình yêu thương và sự hi sinh.  

Chẳng những lời nhạc ý nghĩa, âm điệu nhẹ nhàng, du dương của "Mang tiền về cho mẹ" cũng khiến những đứa trẻ đi xa nhà phải bật khóc

Một năm 2021 nhiều biến động và đau thương, tưởng chừng như không còn có Tết nhưng Đen đã mang đến một hương vị ấm áp thân quen cho chúng ta, hương vị của mẹ, hương vị gia đình, hương vị Tết Việt Nam!