Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ‘Nắng chóng trưa mưa chóng tối’

(VOH) - Tục ngữ ‘Nắng chóng trưa mưa chóng tối’ giúp người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, cày cấy nhờ dựa vào hiện tượng thiên nhiên của đất trời.

Dân gian có câu “Trông trời trông đất trông mây/Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm.” cho thấy những câu ca dao tục ngữ nói về thời tiết thiên nhiên luôn được cha ông ta quan tâm và đúc kết từ bao đời nay để truyền dạy lại cho con cháu, chẳng hạn như câu “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” dưới đây.

nang-chong-trua-mua-chong-toi-00
Nắng chóng trưa mưa chóng tối.

1. “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” là gì?

Đầu tiên, hãy cùng giải nghĩa những hình ảnh trong câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối”.

  • Nắng, mưa: là các hiện tượng thiên nhiên quen thuộc trong cuộc sống con người. 
  • Trưa, tối: Là những khoảng thời gian diễn ra trong một ngày.
  • Chóng: Là một tính từ chỉ sự mau, nhanh nhảu, chóng vánh.

Như vậy, câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” ý muốn nói, khi nắng trời nắng ráo tưởng là đã trưa, khi mưa thì trời âm u, tối sầm lại cỡ ngỡ là sắp tối đến nơi.

Hiểu nôm na thì vào ngày nắng, chúng ta thường cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng gắt, ngột ngạt. Còn những ngày mưa, cảnh vật thường u ám nên cảm giác buổi tối đến sớm hơn. Giống như ông bà ta vẫn thường hay nói rằng, nhìn trời chiều khó lòng đoán được thời gian, bởi nắng chóng trưa còn mưa thì chóng tối.

nang-chong-trua-mua-chong-toi-01
Vào ngày nắng, chúng ta thường cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng gắt, ngột ngạt.

Xem thêm: Câu thành ngữ 'ăn vóc học hay' của ông cha khuyên nhủ ta điều gì?

2. “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống?

Câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” là một kinh nghiệm xem xét thời tiết mà cha ông ta đã đúc kết được sau quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên.

Ngày xưa, khi không có dự báo thời tiết hay thông tin báo đài, ông cha ta thường hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế để phán đoán dựa báo các hiện tượng, sự việc sắp xảy ra. Đặc biệt, hiện tượng thiên nhiên thường được con người quan tâm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. 

Dựa vào các dự báo phong phú về các hiện tượng trong khí quyển, hiện tượng quang học  như nắng, mưa, mây chớp, gió sao, thực vật, sinh vật mà có thể phán đoán tương đối chính xác diễn biến thời tiết, khí hậu… Trong đó mưa, nắng có tần số xuất hiện cao nhất so với các hiện tượng ở tầng khí quyển gần mặt đất. 

Đó là lý do vì sao con người thường chú trọng quan sát mặt trăng, mặt trời, nắng, mưa… dưới nhiều góc độ, để đưa ra những quyết định tốt nhất trong mùa vụ, cày cấy, chăn nuôi. Theo thời gian, những kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ giá trị cho con cháu. 

nang-chong-trua-mua-chong-toi-voh-02
Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Cũng như câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” chính là một trong những kinh nghiệm xem xét thời tiết quý báu của cha ông ta ngày trước. Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.

Ngày nay, để xem dự báo thời tiết, nắng mưa trong ngày, trong tuần ta có thể thông qua báo đài, các phương tiện truyền thông, thậm chí các thiết bị thông minh… Tuy nhiên, cha ông ta ngày xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát bầu trời để đưa ra nhận định, mà cho đến nay tính đúng và chính xác của câu “nắng chóng trưa mưa chóng tối” vẫn khá chính xác, đáng để chúng ta dựa vào học hỏi.

Xem thêm: ‘Tiên học lễ hậu học văn’ dạy chúng ta học làm người trước rồi mới tới học kiến thức

3. Những tục ngữ, ca dao nói về hiện tượng thời tiết

Trong tiếng Anh, câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” được diễn đạt thành: “When it shines, noon comes quickly, when it rains, night falls fast”.

Bên cạnh câu tục ngữ "nắng chóng trưa mưa chóng tối" giúp dự báo sự thay đổi giữa ngày và đêm, thì dân gian vẫn còn truyền tai nhau rất nhiều câu ca dao, tục ngữ để chỉ về các hiện tượng thời tiết. Chẳng hạn như:

  1. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
  2. Nắng sớm thì đi trồng cà,
    Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
  3. Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
  4. Bao giờ Đại Huệ mang tơi
    Rú Đụn đội nón thì trời mới mưa
  5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  6. Nắng đan đó, mưa gió đan gàu
  7. Nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió, kỵ sương mù
  8. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
  9. Nắng hạn gặp mưa rào
  10. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
  11. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
  12. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  13. Mưa tháng Bảy gãy cành trám
    Nắng tháng Tám, rám trái bưởi
  14. Tháng Giêng động dài
    Tháng Hai động tố
    Tháng Ba nồm rộ
    Tháng Tư nam non
    Tháng Sáu nam dòn
    Tháng Bảy mưa bãi
    Tháng Tám mưa giông
    Tháng Chín mưa ròng
    Tháng Mười lụt lớn.
  15. Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
  16. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.
  17. Chiều hôm mây kéo bối bừa
    Trời còn nắng ráo ta chưa vội gì
    Bao giờ kéo vảy tê tê
    Sắp gồng, sắp gánh ta về kẻo mưa.
  18. Kiến đen tha trứng lên cao
    Thế nào cũng có mưa rào rất to.
  19. Tháng Bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  20. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
nang-chong-trua-mua-chong-toi-voh-03

Xem thêm: “Cái khó ló cái khôn” câu tục ngữ phản ánh thực tại khó khăn tạo ra tính cách cho mỗi con người

Trên đây là những khái niệm về câu tục ngữ “Nắng chóng trưa mưa chóng tối” được đúc kết kinh nghiệm xem hiện tượng thiên nhiên từ hàng ngàn đời nay của ông cha ta. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ được mở mang thêm kiến thức mới và có được phút giây thoải mái nhất.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet