Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 đến 18 tuần sau sinh thường hay gặp phải hiện tượng sôi bụng. Theo thống kê, có tới 30% em bé sơ sinh bị sôi bụng, đầy hơi, chướng bụng.
Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, bởi có thể làm trẻ ăn không ngon, ngủ không yên và thường xuyên quấy khóc. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ hiện còn chưa biết trẻ bị sôi bụng vì sao cũng như cách điều trị như thế nào sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Phần lớn những đứa trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng sôi bụng, đầy hơi, thậm chí có cả xì hơi hay đi ngoài. Tình trạng này được xem là một phản ứng của hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ trước những sự thay đổi về dinh dưỡng hoặc do các tác nhân từ môi trường xung quanh.
Sôi bụng là hiện tượng bụng của trẻ phát ra những âm thanh ùng ục. Đây được cho là tiếng động đến từ sự hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, cụ thể là ruột non và ruột già.
Nhìn chung, trẻ em bị sôi bụng là bình thường và nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề sau đây:
1.1 Sữa mẹ có vấn đề
Nguyên nhân bé sơ sinh bị sôi bụng nhiều có thể là cách bảo quản sữa của mẹ không đúng cách, chưa hợp vệ sinh dẫn tới trẻ dễ bị đau bụng, sôi bụng.
1.2 Do bé bú không đúng cách
Trẻ chưa quen uống sữa bình nên thường nuốt nhiều không khí vào bụng trong lúc bú dẫn tới đầy hơi, sôi bụng. Ngoài ra do mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ, không đảm bảo vệ sinh cũng làm cho bé bị mắc bệnh.
1.3 Không hấp thụ được lactose
Việc mẹ cho bé bú ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sôi bụng do không hấp thu được lactose có nhiều trong sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa. Hàm lượng lactose không được dung nạp có thể tích tụ ở ruột, khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng ọc sữa, đi ngoài hay thậm chí là rối loạn tiêu hóa.
Bé bú ngoài sớm cũng là nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, nếu các mẹ không cẩn thận ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ hay những loại thực phẩm cay, nóng cũng dễ làm trẻ em sơ sinh bị sôi bụng.
2. Dấu hiệu sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu thường gặp nhất chính là trẻ sơ sinh bị sôi bụng khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Thậm chí khi sử dụng một số sản phẩm như sữa chua, phô mai, váng sữa cũng sẽ khiến trẻ bị sôi bụng hoặc bị xì hơi, đi ngoài.
Theo các bác sĩ, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho sử dụng sữa bò vì rất dễ gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Ở một số trẻ chỉ cần dùng một ít cũng có thể dẫn đến triệu chứng sôi bụng rất nặng nề.
3. 3 cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, khó ăn, quấy khóc các mẹ cần lưu ý và thay đổi những vấn đề sau đây:
3.1. Cân nhắc kỹ về nguồn sữa từ bên ngoài
Nếu tình trạng trẻ bị sôi bụng do không dung nạp lactose thì các mẹ cần đọc kỹ các thành phần dinh dưỡng có ghi trên nhãn mác sản phẩm và chỉ nên lựa chọn những loại sữa có chứa ít lactose để cơ thể trẻ dễ hấp thụ.
Khi thấy trẻ bị sôi bụng, quấy khóc cha mẹ cần thay đổi cách chăm sóc bé (Nguồn: Internet)
3.2. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho bé
Để tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bú mẹ bị sôi bụng thì trong thời gian bé còn bú sữa mẹ, các mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm làm tăng lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.
Tốt nhất, trong quá trình chăm sóc bé các mẹ nên ăn ít cam, quýt, cà chua, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành và những loại thực phẩm có tính chất cay nóng. Thay vào đó, tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày.
3.3. Thay đổi tư thế cho bé bú
Khi nghe thấy những âm thanh sôi bụng của bé và bé cứ quấy khóc liên tục trong lúc bú thì các mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú. Cụ thể là:
- Đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng ra ngoài.
- Đặt bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng gập đầu gối chân của bé liên tục.
- Nếu trẻ bú bình, hãy lựa chọn loại núm vú có thiết kế vừa đủ để đảm bảo không cho không khí lọt vào khi trẻ đang bú.
Thay đổi tư thế bú cho bé nếu bé có hiện tượng sôi bụng khi bú (Nguồn: Internet)
4. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không ?
Khi trẻ sơ sinh sôi bụng khi bú và kèm theo các triệu chứng: đầy hơi, quấy khóc, ọc sữa, chán bú, không xì hơi được, đại tiện khó khăn hoặc bất thường, sốt cao, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Có thể nó là những dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nên nhiều hệ lụy đáng tiếc, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ sau này.
Như đã chia sẻ, tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng là một hiện tượng phổ biến, tuy không gây nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng thì các mẹ cũng cần lưu ý đến các biện pháp xử lý cũng như chăm sóc trẻ khi bé gặp phải tình trạng này.
5. Cách phòng ngừa hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị sôi bụng táo bón, đi ngoài khó khăn hay hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm sẽ khiến bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.
Do đó, các mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho các bé. Dưới đây là các biện pháp giúp bé thoát khỏi hiện tượng sôi bụng mà các mẹ có thể tham khảo:
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để bé dễ no hơn. Các mẹ ăn nhiều các loại thực phẩm để giúp đảm bảo lượng sữa cho bé mỗi ngày.
- Trường hợp bé phải dùng sữa ngoài thì cần tìm hiểu kĩ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ cũng phải cân bằng, không nên chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng… Cần bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
- Khi cho bé bú mẹ có thể xoa bụng, vỗ lưng, lắc nhẹ người cho bé ợ để tránh tình trạng bị sôi bụng.
Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các mẹ biết được cách chăm sóc hiệu quả để bé có thể bú khỏe, ngủ ngon cũng như không phải chịu những tình trạng khó chịu do sôi bụng.