Một trong những vấn đề phổ biến nhất của răng miệng là hơi thở có mùi hôi do sức khỏe răng miệng chưa tốt. Tuy nhên, có một số yếu tố giúp bạn giảm hôi miệng.
Vệ sinh làm sạch răng thường xuyên
Bạn nên vệ sinh làm sạch răng hai lần trong ngày và không bỏ qua vệ sinh lưỡi.
Bạn nên chọn bàn chải mềm, khoảng 3 đến 4 tháng một lần nên thay bàn chải mới, vì bàn chải đánh răng cũ không thể làm sạch răng tốt có thể khiến mảng bám bám vào răng nhiều hơn, vi khuẩn nhiều hơn. Vi khuẩn tăng lên cũng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu hơn.
Sử dụng nước súc miệng
Lựa chọn tốt nhất sau khi đánh răng là súc miệng bằng nước súc miệng.
Nước súc miệng có rất nhiều công dụng tùy theo từng loại, giúp giảm vi khuẩn và cặn bẩn còn sót lại sau khi đánh răng, có thể giữ cho miệng sạch sẽ, tránh các bệnh về nướu, cũng như làm thơm miệng và khử mùi hôi miệng.
Để ý đến thực phẩm
Một số thực phẩm có thể gây hôi miệng như hành, tỏi... Rượu bia cũng có thể gây hôi miệng vì nó có thể gây khô miệng dẫn đến vi khuẩn có hại tăng lên.
Bạn cũng nên cắt giảm thực phẩm có nhiều chất ngọt vì đường có thể là thức ăn nuôi vi khuẩn trong miệng.
Nên uống nhiều nước
Bạn nên uống nước thường xuyên để ngăn ngừa khô miệng. Nếu thiếu nước sẽ làm cho lượng nước bọt tiết ra giảm nên không thể làm sạch miệng để loại bỏ cặn thức ăn bám trong miệng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng
Cứ 6 tháng một lần, bạn nên kiểm tra răng miệng để kiểm tra tình trạng răng của bạn xem có vấn đề gì không. Viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hôi miệng mà bạn nên chữa trị dứt điểm, ngoài ra, sâu răng cũng thường gây ra chứng hôi miệng rất khó chịu.
Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể làm sạch mảng bám trên răng của bạn mà việc đánh răng thông thường không thể làm sạch được.
Tránh hút thuốc
Hút thuốc có thể làm cho miệng bạn rất khô và khiến bạn khó thở hoặc hôi miệng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe răng miệng, vì vậy giảm thiểu hút thuốc lá cũng góp phần làm giảm hôi miệng rất hiệu quả.