6 chất dinh dưỡng giúp bạn lấy lại sự tập trung làm việc sau Tết

(VOH) - Đã một tuần kể từ khi bạn trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết kéo dài, bạn còn phải “vật lộn” để ra khỏi giường đi làm mỗi ngày không?

Nếu cảm thấy chóng mặt, đờ đẫn, suy giảm trí nhớ, không thể tập trung làm việc thì bạn cần bổ sung 6 chất dinh dưỡng cho não để giúp đầu óc minh mẫn, suy nghĩ sáng suốt, tập trung làm việc và khuyên những người vẫn còn đang trong tình trạng đầu óc mông lung, mơ hồ hãy bổ sung chúng vào bữa ăn của mình!

dinh dưỡng
Nhiều người mất “phong độ” làm việc sau Tết (Nguồn: TVBS)

Đọc thêm: Phụ thuộc quá nhiều vào công cụ tìm kiếm trên mạng làm suy giảm trí nhớ

Để cải thiện các vấn đề về não bộ như hay quên, kém tập trung vào công việc, ngoài việc ngủ đủ giấc, thói quen sinh hoạt lành mạnh thì vận động và chế độ ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố kích hoạt các tế bào não.

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan - Trung Quốc Chen Yichun cho biết, các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho não minh mẫn, tinh thần phấn chấn, tập trung làm việc bao gồm.

Chất đạm

Axit amin là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể con người tổng hợp các chất dẫn truyền và các chất dẫn truyền khác nhau cần các axit amin khác nhau. Ví dụ tryptophan cần thiết để sản xuất serotonin, tyrosine cần để sản xuất dopamin và để sản xuất GABA ((γ -amino axit butyric) thì cần axit glutamic.

Các axit amin này chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm giàu chất đạm (protein), chẳng hạn như trứng, thịt, cá, sữa và đậu nành.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng, bữa ăn sáng nhất định phải có thực phẩm giàu protein. Người ăn chay cũng nên cố gắng uống sữa thực vật hoặc ăn các sản phẩm thay thế trứng.

Vitamin

Vitamin B1, B2, B6, B12, niacin (còn được gọi là vitamin B3), vitamin C, axit folic, axit pantothenic và hợp chất hữu cơ tan trong nước choline đều là những dưỡng chất không thể thiếu để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và duy trì chức năng bình thường của hệ thần kinh.

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm sữa, thịt, đậu, trứng, nội tạng, rau xanh đậm và ngũ cốc nguyên hạt. Trong khi ổi, kiwi, trái cây họ cam quýt và ớt chuông rất giàu vitamin C.

Khoáng chất

Việc sản xuất chất dẫn truyền cũng cần nhiều khoáng chất, bao gồm canxi, magiê, sắt, kẽm, đồng, mangan…

Sữa, mè đen, cá khô nhỏ giàu canxi; các loại hạt, rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại thực phẩm khác giàu magie; nghêu, thịt đỏ, rau xanh đậm, đậu rất giàu sắt; thịt, nội tạng, hải sản và đậu nành là nguồn thực phẩm chính cung cấp kẽm và đồng; mangan chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, quả mọng và rau xanh đậm.

thức ăn chứa khoáng chất
Những loại thức ăn chứa nhiều khoáng chất.

Axit béo Omega-3

Axit béo Omega-3 có khả năng thúc đẩy cơ thể tự tổng hợp serotonin, DHA trong đó có thể xuyên qua hàng rào máu não giúp đầu óc minh mẫn, suy nghĩ sáng suốt, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung làm việc. Cá thu, cá thu đao, cá hồi, rong biển, các loại hạt, dầu hạt lanh… đều chứa nhiều Omega-3 axit béo.

Lecithin

Màng tế bào của cơ thể con người có chứa lecithin, đầy đủ lecithin có thể làm cho màng tế bào trở nên linh hoạt hơn.

Đồng thời lecithin cũng có thể giúp tổng hợp acetylcholine (acetylcholine là một hợp chất hữu cơ có trong não và cơ thể của nhiều loại động vật, bao gồm cả con người, nó có chức năng là một chất dẫn truyền thần kinh), giúp ích cho tốc độ tư duy và khả năng phản ứng. Lòng đỏ trứng và đậu nành là nguồn thực phẩm giàu lecithin. 

Đọc thêm: Các chất dinh dưỡng đặc biệt trong lòng đỏ trứng gà có ích cho tim mạch

Chất chống oxy hóa

Mỗi ngày nên ăn nhiều trái cây và rau củ đầy màu sắc, màu sắc khác nhau của chất phytochemical có tác dụng chống oxy hóa, có thể bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do.

Ngoài ra, phải kể đến nghệ, ca cao, cà phê, dâu tằm… qua nghiên cứu đều được chứng minh giúp bảo vệ não, giảm tổn thương não.

Phytochemical đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khoẻ thị giác, xương khớp, tim mạch, trí não và tái tạo năng lượng.

Bên cạnh đó, phytochemical được xem như dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chống lão hóa và nâng cao chất lượng sống từ bên trong cơ thể.