1. Các loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi, có thể gặp ở trẻ em nhưng rất hiếm.
Trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay (Nguồn: Internet)
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía dưới hay phía trên ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia thành các loại như trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
1.1 Trĩ nội
Trĩ nội là tình trạng búi tĩnh mạch hình thành bên trong trực tràng, phía trên đường lược. Khi các búi trĩ có kích thước to hơn, chúng có thể sa ra ngoài hậu môn, gọi là sa búi trĩ.
1.2 Trĩ ngoại
Trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị sưng phồng lên quá mức, nằm phía dưới đường lược. Trĩ ngoại thường gây ngứa, sưng đau và chảy máu nhiều.
1.3 Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại cùng lúc, tức là búi trĩ xuất hiện ở cả trên và dưới đường lược.
2. Nguyên nhân bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhưng nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
2.1 Táo bón kinh niên
Người bị táo bón thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện, làm cho các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị chèn ép, giãn ra, lâu ngày sẽ hình thành bệnh trĩ.
Ngoài ra, nhịn đi cầu nhiều ngày sẽ làm phân cứng giữ lâu trong trực tràng, chèn ép mạch máu, làm máu khó lưu thông, ứ lại các tĩnh mạch trĩ, làm giãn các búi trĩ tĩnh mạch, dần dần sẽ phát sinh bệnh trĩ.
2.2 Chế độ ăn không khoa học
Thói quen ăn uống ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng nhiều cà phê, lạm dụng rượu bia…sẽ dễ gây kích ứng niêm mạc đường ruột, có nguy cơ gây táo bón, giữ nước và làm căng giãn tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, từ đó dễ hình thành bệnh trĩ.
2.3 Do mang thai
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ vì tử cung giãn nở gây áp lực lên các tĩnh mạch khung chậu và các tĩnh mạch chi dưới. Điều này có thể làm chậm sự lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể, làm tăng áp lực lên ổ bụng gây ra bệnh trĩ.
2.4 Ngồi nhiều, lười vận động
Ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ, lười vận động thường dễ mắc bệnh trĩ. Khi cơ thể ít vận động sẽ không thể bơm đủ máu để giữ độ đàn hồi của các cơ co thắt hậu môn. Lâu dần sẽ khiến cơ hoạt động yếu và gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, ngồi nhiều trong một thời gian dài có thể tạo lực tác động lên xương chậu. Điều này có thể cản trở lưu thông máu gây tắc nghẽn mạch máu, sưng đau và gây ra bệnh trĩ.
2.5 Căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, làm cho não, hệ thống tiêu hóa bị ức chế. Điều này làm sự co bóp ở vùng hậu môn bị hạn chế và có thể gây ra bệnh trĩ.
2.6 Quan hệ đường hậu môn
Thói quen quan hệ không an toàn như quan hệ qua ngã hậu môn không chỉ gây tổn thương tĩnh mạch hậu môn trực tràng mà còn góp phần khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
2.7 Thói quen đại tiện thiếu khoa học
Đi đại tiện lâu, ngồi lâu trên bồn cầu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ (Nguồn: Internet)
Nhịn đại tiện, ngồi lâu trên bồn cầu, vừa xem điện thoại vừa đại tiện,…là những thói quen đại tiện thiếu khoa học có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ bất cứ lúc nào.
2.8 Béo phì
Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Nếu béo phì kèm theo thói quen lười vận động, tĩnh mạch có thể bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ. Nếu xác định được nguyên nhân thì người bệnh có thể điều trị dễ dàng và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả.
3. Các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh trĩ
Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ phổ biến thì nguy cơ mắc bệnh trĩ của một người còn có thể tăng lên bởi một số yếu tố sau đây:
3.1 Tuổi tác
Sự suy yếu của các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn do tuổi tác càng tăng có thể ảnh hưởng đến những tĩnh mạch tại đây, góp phần tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
3.2 Phụ nữ mang thai
Tử cung của mẹ bầu bắt buộc mở rộng để đỡ lấy thai nhi. Điều này vô tình tạo áp lực chèn ép lên tất cả bộ phận ở vùng chậu. Trong đó, trực tràng và hậu môn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Đây là nguyên nhân vì sao mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ và táo bón.
3.3 Tính chất công việc
Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ (Nguồn: Internet)
Vì tính chất công việc, nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều và ngồi lâu một chỗ để hoàn thành công việc. Nếu không có thói quen vận động và đi lại thường xuyên thì nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hơn so với những người làm các công việc hoạt động nhiều.
Ngoài ra, tài xế, công nhân may,…cũng là đối tượng phải ngồi nhiều để làm việc và nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Xem thêm: ‘Điểm danh’ những căn bệnh dân văn phòng thường gặp và các nguyên nhân thường bị bỏ qua
3.4 Yếu tố di truyền
Đôi khi bạn cũng dễ bị trĩ nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh.
3.5 Mắc một số bệnh hậu môn trực tràng
Các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như viêm loét ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, polyp trực tràng,…cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Như vậy, nếu nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thì bạn nên tìm cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, cách tốt nhất là nếu đang mắc phải những thói quen là nguyên nhân gây bệnh trĩ thì hãy tránh xa và khắc phục chúng.