Người bệnh cần lưu ý và hạn chế ăn những loại quả có khả năng cản trở quá trình điều trị bệnh, kéo dài cơn đau và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Dưới đây là các loại quả người đau dạ dày nên tránh.
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C và các acid hữu cơ, có tác dụng nhuận tràng. Vì thế kiwi được đánh giá là loại quả có khả năng bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể
Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng những người bị đau dạ dày không nên đưa kiwi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi dung nạp kiwi vào quá trình điều trị bệnh có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
Chanh
Những người bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày cần hạn chế hoặc ngưng sử dụng chanh. Bởi việc dùng chanh khi dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến cơn đau và tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân là thành phần của chanh chứa rất nhiều acid có khả năng làm tăng tiết lượng acid và bào mòn. Điều này làm nặng hơn những vấn đề ở dạ dày. Đồng thời gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
Quả đào
Quả đào có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là khả năng cải thiện thị lực, các vấn đề về xương và thần kinh.
Tuy nhiên, quả đào chứa nhiều chất đại phân tử làm tăng gánh nặng dạ dày, khiến người có chức năng tiêu hóa yếu khó tiêu, nhất là người viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Quả hồng
Theo các chuyên gia, những người bị viêm dạ dày mãn tính, khả năng tiêu hóa thức ăn suy yếu không nên ăn quả hồng.
Bởi loại quả này khi được dung nạp sẽ khiến dạ dày của bạn khó chịu và gây nên các triệu chứng như đầy bụng, bụng cồn cào.
Một hàm lượng lớn tanin đã được tìm thấy bên trong quả hồng, đặc biệt là những quả chưa chín hẳn. Chất tanin khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến niêm mạc săn lại. Đồng thời hình thành nên cảm giác cồn cào khi đói.
Nếu bạn vẫn muốn ăn hồng trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên chọn những quả chín và chỉ ăn một ít sau bữa cơm.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa chất papain trong nhựa có thể làm mòn niêm mạc dạ dày. Thay vì ăn đu đủ xanh, người đau dạ dày nên chọn quả chín.
Đu đủ chín giúp tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ quá trình đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể. Ăn đu đủ mỗi ngày tăng cường miễn dịch, tốt cho mắt, ngừa dấu hiệu lão hóa da.
Cà chua
Cà chua mang tính acid cao. Vì thế việc sử dụng cà chua sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Đồng thời tạo ra acid pantothenic khi ăn nhiều.
Acid pantothenic được xác định là nguyên nhân gây ợ nóng, đầy bụng và nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Ngoài ra bạn cần hạn chế ăn nhiều cà chua sống, nhất là vào lúc đói. Những món sốt nhiều cà chua như cá sốt cà, mì ý... bạn cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không dùng.