Chờ...

Cách chữa viêm phế quản và phòng ngừa tái phát

(VOH) - Viêm phế quản nếu không điều trị đúng cách và kiêng cữ đúng mực thì bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ Bay về cách chữa và phòng ngừa viêm phế quản tái phát.

Thắc mắc của thính giả:

Chào bác sĩ! Tôi bị bệnh và đi khám, bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản có kèm theo viêm họng. Vậy bệnh của tôi nên uống thuốc gì và điều trị như thế nào cho mau khỏi bệnh?

Thuốc chữa viêm phế quản

Theo PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), nếu người bệnh bị viêm phế quản cấp kèm theo viêm họng và các triệu chứng như ho có đờm hoặc không có đờm, đau nhức cơ thể,…thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

cach-chua-viem-phe-quan-va-phong-ngua-tai-phat-voh

Sử dụng thuốc kháng sinh nếu viêm phế quản cấp tính (Nguồn: Internet)

Nếu bị viêm phế quản mạn tính (viêm phế quản kéo dài hơn 1 – 2 tháng) thì người bệnh không dùng kháng sinh để điều trị. Cách điều trị tốt nhất là xác định các nguyên nhân gây bệnh để tìm cách khắc phục. 

Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn thường do bụi, khói thuốc lá, bị cảm lạnh…Tìm cách khắc phục những nguyên nhân này có thể giúp người bệnh chữa khỏi và phòng ngừa viêm phế quản mạn tái phát.

Cách phòng ngừa viêm phế quản tái phát

Nếu bị viêm phế quản, ngoài việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị thì người bệnh nên áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể là cách giảm đi tình trạng kích thích vùng hầu họng và làm dịu đi cơn ho. Người bệnh có thể giữ ấm cơ thể bằng cách uống nước ấm mỗi ngày để giúp long đờm và mặc áo ấm khi thời tiết lạnh.

  • Tránh tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá

Cách tốt nhất để tránh bụi, khói thuốc lá là đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi khói. 

cach-chua-viem-phe-quan-va-phong-ngua-tai-phat-voh

Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh hít khói, bụi (Nguồn: Internet)

  • Hít thở sâu

Hít thở sâu và thở bụng (hít vào bụng phình ra – thở ra bụng thóp lại) khi bị ho để tăng sự lưu thông khí ở phổi, trao đổi oxy vào trong cơ thể để tăng sức đề kháng. 

  • Sử dụng các thảo dược

Các thảo dược có thể giúp giảm triệu chứng của viêm phế quản là lá tía tô, kinh giới, lá thuốc dòi, lá bạc hà…Dùng các thảo dược này để nấu nước uống mỗi ngày để giúp long đờm và tăng cường sức khỏe. 

  • Súc nước muối

Nếu bị viêm phế quản, người bệnh nên khà nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi đánh răng để giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Như vậy, nếu được chẩn đoán viêm phế quản thì người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa như trên để tránh bệnh tái phát trở lại. 

Xem nội dung bài viết nhanh hơn tại video này:

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Chữa viêm họng sao cho dứt điểm?: Viêm họng là căn bệnh vô cùng khó chịu, nếu không biết cách điều trị, bệnh có thể dai dẳng và tái phát nhiều lần. Vậy làm sao để chữa viêm họng dứt điểm?
Viêm phế quản kéo dài nên làm gì?: Viêm phế quản kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy nếu bị viêm phế quản kéo dài thì phải làm sao?