Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh lây nhiễm

VOH - Việc thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, tăng nguy cơ tử vong và tái phát bệnh, giảm đáp ứng điều trị, tuân thủ điều trị.

Tại Hội nghị khoa học dinh dưỡng khu vực miền Trung, Tây Nguyên lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Dinh dưỡng với nhiễm trùng và tăng trưởng”, các diễn giả, nhà nghiên cứu chia sẻ về chủ đề dinh dưỡng trong một số bệnh lý về dinh dưỡng đối với bệnh lây nhiễm, vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người…

Theo PGS - TS Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, hiện nay có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe, tăng trưởng và phát triển của con người. Bên cạnh yếu tố khách quan khó thay đổi như tuổi, giới, chủng tộc, di truyền, môi trường sống thì còn có ảnh hưởng của yếu tố chủ quan như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động. Do đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh lây nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…, đồng thời kéo dài tuổi thọ nâng cao chất lượng dân số.

hoi-nghi-dinh-duong-150924
Hội nghị khoa học dinh dưỡng khu vực miền Trung, Tây Nguyên lần thứ IV năm 2024.

Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, trong đó có việc sử dụng thuốc lá, bia, rượu, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn không lành mạnh bao gồm tiêu thụ dư thừa muối.

TS Hưng cho hay, bệnh nhân có thể ứng dụng glutamate (bột ngọt) có trong cà chua, phô mai, cá… các gia vị lên men để nâng cao khả năng tiêu hóa đảm bảo sức đề kháng với người bệnh tim mạch.

“Như vậy, bệnh nhân có thể sử dụng bột ngọt ở liều lượng hợp lý (trung bình khoảng 0,4 – 0,5%) để tăng vị ngon của những thực phẩm ít muối và hỗ trợ duy trì chế độ ăn điều trị”. – TS Hưng khuyến nghị.

 

dinh-duong-150924-out
Chế độ ăn hàng ngày cũng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch.

Còn theo TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế, thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, tăng nguy cơ tử vong và tái phát bệnh, giảm đáp ứng điều trị, tuân thủ điều trị.

Bệnh lao làm trầm trọng thêm tình trạng suy dinh dưỡng, làm suy yếu khả năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ kích hoạt lao tiềm ẩn phát triển thành bệnh lao. Hầu hết bệnh nhân lao đều có triệu chứng chán ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng và thay đổi quá trình chuyển hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia y tế cho biết, một trong những bí quyết đơn giản tăng cường sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng là uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước gần bữa ăn có thể làm giảm sức tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày.

Hiện nay, nước khoáng kiềm đang dần được nhiều người sử dụng hơn và họ tin đây là loại nước mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Nga, Tổng Giám đốc Công ty CP Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda) cho biết, những lợi ích về nước khoáng kiềm thiên nhiên được ủng hộ như hỗ trợ tình trạng tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, viêm đại tràng.... Đồng thời, nước khoáng kiềm thiên nhiên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, phục hồi sau luyện tập mức độ nặng, cải thiện mật độ xương trên phụ nữ mãn kinh bị loãng xương và hiệu quả với da.

hoi-nghi-dinh-duong-150924-11
Công ty CP Nước khoáng Khánh Hòa ủng hộ giúp đồng bào các tỉnh phía Bắc bị tác động, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - bão Yagi.

Hội nghị do Hội Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức. Tại đây, các đại biểu, doanh nghiệp cũng đã ủng hộ 130 triệu đồng giúp đồng bào các tỉnh phía Bắc bị tác động, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - bão Yagi.