Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

(VOH) – Đau bụng buồn nôn là hiện tượng thường gặp ở nhiều đối tượng, tình trạng này biểu hiện cho rất nhiều bệnh lý. Viêm loét dạ dày–tá tràng là 1 trong những bệnh lý điển hình của triệu chứng này.

1. Đau bụng buồn nôn là bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn vốn không phải là một bệnh lý cụ thể mà chỉ là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Và chỉ có xác định được chính xác vị trí cũng như tính chất của cơn đau thì mới có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. 

Dưới đây là một số dạng đau bụng và buồn nôn thường gặp, được phân loại theo vị trí đau và những biểu hiện kèm theo cũng như các mối liên hệ với các bệnh lý:

1.1 Đau bụng trên rốn buồn nôn

Với hiện tượng đau bụng buồn nôn ở rốn thì bạn có thể nghi ngờ về bệnh lý ở dạ dày mà cụ thể là viêm loét dạ dày – tá tràng.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng có thể do dùng một số loại thuốc (corticoid, không steroid, aspirin, betaserc,...), do uống quá nhiều rượu, hoặc do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP thường chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng > 90% các trường hợp).

Đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? 1

Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể gây đau bụng buồn nôn (Nguồn: Internet)

Bệnh thường có biểu hiện đau bụng vùng trên rốn, kèm theo đó là tình trạng ợ hơi, ợ chua và rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, ăn không tiêu, tính chất phân biến đổi từ thể lỏng đến thể rắn. Dấu hiệu đau bụng buồn nôn sẽ xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn, khiến người bệnh bị mất ngủ, sức khỏe giảm sút.

Khi mới bị viêm dạ dày – tá tràng người bệnh mỗi khi ăn vào sẽ có cảm giác đau, nhưng khi đã loét thì no hay đói cũng đều đau. Căn bệnh này nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như: sa dạ dày, hẹp môn vị, hành tá tràng biến dạng do loét, thậm chí là thủng dạ dày.

1.2 Đau bụng phía trên rốn bên trái và buồn nôn

Vùng rốn bên trái có chứa rất nhiều cơ quan quan trọng như thận trái, một phần của dạ dày, đáy phổi trái, thùy gan trái, một phần ruột già và đại tràng. Do đó, hiện tượng đau bụng âm ỉ phía trên rốn bên trái kèm theo cảm giác buồn nôn thì bạn không nên chủ quan coi thường. 

Đau vùng thượng vị lệch sang trái cũng có thể là do lách bị sưng bởi một số bệnh như sốt rét hoặc bị chấn thương.

Hiện tượng đau bụng trên rốn bên trái kèm theo buồn nôn có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Do đó, nếu thấy cơn đau có mang tính chất âm ỉ kéo dài, gây đau đớn, mệt mỏi thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ.

1.3 Đau bụng dưới rốn bên phải kèm buồn nôn

Vùng bên phải có chứa các cơ quan như thận phải, ruột thừa, mật, đại tràng, gan. Do đó, nếu thấy có dấu hiệu đau bụng vùng trên rốn bên phải âm ỉ kèm theo một số triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn và sốt thì khả năng cao là bạn bị viêm ruột thừa hoặc các vấn đề về gan, mật, cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nếu có bệnh.

1.4 Đau bụng trên rốn âm ỉ ở giữa

Đau bụng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? 2

Đau bụng trên rốn âm ỉ ở giữa là dấu hiệu của nhiều bệnh (Nguồn: Internet)

Hiện tượng đau bụng trên rốn âm ỉ ở giữa thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng những đối tượng dễ gặp nhất đó là trẻ nhỏ do đau bụng giun, xóc bụng. Ở người lớn thì rất có thể nguyên nhân đến từ bệnh sỏi mật, viêm túi mật, sỏi thận, viêm đường dẫn mật, sỏi niệu quản.

  • Đau bụng do nhiễm giun thường là đau bụng quanh rốn nhưng cũng không loại trừ đau ở trên rốn. Trường hợp giun chui vào ống mật, người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, quằn quại, có khi phải nằm gập người (chổng mông) mới đỡ đau.
  • Đau bụng do túi mật có nhiều loại như: viêm đường dẫn mật, sỏi, u ác tính... tất cả các bệnh này đều gây đau bụng vùng trên rốn kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, sốt, vàng da... Cơn đau bụng thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều đạm, mỡ.
  • Đau bụng quằn quại sau khi vận động hay đi xe bị xóc nhiều có thể là dấu hiệu của cơn đau sỏi thận, niệu quản.

5. Làm sao để nhận diện cơn đau bụng buồn nôn là dấu hiệu bệnh lý?

Để xác định nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn, bạn cần phải theo dõi tình trạng đau của mình thường xuyên. 
Nếu chỉ là cơn đau thông thường, diễn ra trong thời gian ngắn, không bị tái phát do ăn uống quá no, đầy bụng, ăn phải thức ăn khó tiêu thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu cơ đau bụng kéo dài dai dẳng, triền miên, triệu chứng buồn nôn không thuyên giảm thì bạn cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Trong đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm ổ bụng hoặc thực hiện nội soi dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn.

Bình luận