Đau tai báo động những bệnh lý nào?

(VOH) - Đau tai là tình trạng xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chứng đau tai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây đau tai dưới đây.

1. Đau tai là gì?

Đau tai là cảm giác rất đau đớn, xuất hiện ở cả tai trong và tai ngoài. Cơn đau tai có thể buốt, nhói hoặc nhức tai, có khi đau tai âm ỉ.

Bạn có thể bị đau tai trái hoặc đau tai phải hoặc đau cả hai tai cùng một lúc. Trẻ nhỏ thường dễ bị đau tai và nhiễm trùng hơn người lớn vì vòi nhĩ chạy từ cuống họng đến tai giữa của trẻ em nhỏ hơn và không có khả năng điều hòa chất lỏng hoặc áp suất trong tai. Người lớn thường bị đau tai do các vấn đề khác về sức khỏe.

dau-tai-bao-dong-nhung-benh-ly-nao-voh-1

Đau tai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Nguồn: Internet)

2. Vì sao bị đau tai?

Đau tai thường do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc virus. Thông thường, đau tai ở trẻ em chủ yếu do viêm tai, người lớn có thể bị đau tai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây đau tai phổ biến gồm:

  • Viêm tai ngoài – tình trạng viêm, ngứa hoặc nhiễm trùng ở ống tai ngoài có thể do nước đọng lại trong tai sau khi bơi hoặc tắm sẽ gây đau tai ngoài.
  • Viêm tai giữa, nhiễm vi khuẩn hay virus ở tai giữa do chất lỏng tích tụ bên trong màng nhĩ sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên có thể gây đau tai giữa.
  • Ráy tai tích tụ bên trong tai làm đau tai.
  • Viêm xoang có thể gây đau nhức tai.
  • Viêm khớp hàm khiến người bệnh có thể bị nhức tai.
  • Thủng màng nhĩ.
  • Tổn thương do áp suất (thông thường do sự thay đổi đột ngột về độ cao).
  • Hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ), khi đó các khớp ở 2 bên đầu bị căng thẳng hoặc tổn thương làm đau tai đau đầu.

3. Bị đau tai phải làm sao?

Nếu đau tai kéo dài quá 24 tiếng thì bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để thăm khám ngay. Việc thăm khám sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân và điều trị đúng cách hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm đau tai bằng một số cách sau:

3.1 Chườm đá

Áp một túi nước đá hoặc một chiếc khăn ướt, lạnh lên tai trong 20 phút có thể giúp làm tê tai bị đau và giảm viêm.

3.2 Chườm nóng

Hãy thử dùng khăn ấm, chai nước ấm hoặc túi đựng muối ấm đắp lên tai, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng vật liệu đắp không quá nóng. Liệu pháp này giúp giảm đau nhanh chóng.

3.3 Tỏi

Allicin trong tỏi được cho là hữu ích trong việc chống các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây ra đau tai. Ăn tỏi sống được cho là giúp giảm đau tai. Tuy nhiên, tỏi có thể cản trở hoạt động của thuốc kháng sinh, vì vậy chỉ nên ăn tỏi khi đã tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

3.4 Thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau tai hoặc thuốc nhỏ tai, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

3.5 Ngủ ở tư thế cao đầu

Ngủ ở tư thế đầu cao thường được khuyên với bệnh nhân bị đau tai để giảm sự tích tụ áp lực trong tai.

3.6 Nhai kẹo cao su

dau-tai-bao-dong-nhung-benh-ly-nao-voh-2

Nhai kẹo cao su cũng là cách để bạn giảm đau tai nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Nếu đau tai xảy ra trong hoặc sau khi đi máy bay hay di chuyển lên cao, hãy nhai kẹo cao su để giúp giảm áp lực trong tai.

3.7 Đặt ống tai

Nhiễm trùng tai dài ngày thường được điều trị bằng cách đặt ống tai. Đây là một đường rạch để đặt ống vào trong tai. Ống sẽ giúp dẫn lưu dịch và giảm áp lực.

Lưu ý: Nếu cơn đau tai vẫn dai dẳng dù đã dùng các phương pháp điều trị tự nhiên, bạn cần phải đến bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt nếu tai bị tiết dịch, mủ hoặc máu.

Bình luận