Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bụng đói cồn cào không chỉ gây khó ngủ mà còn khiến cơ thể phản ứng và gây ra các vấn đề dưới đây.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Không ăn vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Cơ thể chúng ta cần các cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như magiê, vitamin B12 và vitamin D3 để hoạt động hiệu quả.
Nếu một người có thói quen đi ngủ khi bụng đói, người đó có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Tăng cân
Nếu bạn nghĩ bỏ bữa tối có thể giúp bạn giảm cân thì hãy suy nghĩ lại. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này thực sự dẫn đến tăng cân.
Lý do là vì thiếu ngủ do đói sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Ngoài ra, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, khiến bạn rất đói và có thể ăn quá nhiều.
Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
Khi để bụng đói mà đi ngủ sẽ không làm bạn dễ ngủ hơn mà còn có thể dẫn đến mất ngủ.
Khi cơ thể quá mệt mỏi sẽ tiết ra hormone ghrelin dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và cảm giác đói. Cộng với việc cơ thể đang đói sẽ tạo hiệp lực và không cải thiện tình trạng đói.
Hơn thế nữa, hormone leptin cũng được tiết ra khi cơ thể không đủ giấc và càng làm tình trạng đói nghiêm trọng hơn. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chất ngủ.
Cho nên việc ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý trước khi ngủ sẽ giúp tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ.
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa tối hoặc có thói quen ăn uống thất thường, điều này có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất.
Việc nhịn ăn có thể ảnh hưởng đến mức insulin, đây là loại hormone quan trọng nhất của cơ thể. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến mức cholesterol và tuyến giáp.
Nếu bạn không ăn đúng loại thực phẩm vào đúng thời điểm, điều này có thể ảnh hưởng đến hormone của bạn, khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
Dễ cáu kỉnh hơn khi bụng đói
Việc nhịn đói kéo dài, đặc biệt là khi bắt đầu một ngày mới, có thể gây ra những thay đổi đáng kể về tâm trạng.
Các nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh quốc) đã chỉ ra rằng, khi cơ thể thiếu năng lượng, mức độ serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng sẽ giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến các biểu hiện như cáu gắt, khó chịu và giảm khả năng kiểm soát cảm xúc.
Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Để tối ưu hóa các hoạt động cũng như chất lượng giấc ngủ thì việc nạp thức ăn hay không có những ý nghĩa và ảnh hưởng nhất định.