1. Vì sao trong khí hư lại có máu?
Khí hư là dịch tiết âm đạo sinh lý, có màu trắng và có độ nhầy, không mùi hoặc có mùi hơi tanh. Khí hư tiết ra nhằm giúp tăng cường độ ẩm cho vùng kín và cũng là chất bôi trơn trong “quan hệ vợ chồng” giúp tinh trùng có thể di chuyển dễ dàng để gặp trứng và thụ tinh.
Với những trường hợp khí hư có máu hoặc chị em nhìn thấy huyết trắng có máu sau khi quan hệ thì đây là một trong những dạng khí hư bất thường và phần lớn là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa.
- Polyp tử cung: Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh polyp tử cung là trong khí hư có máu, ra nhiều kèm mùi hôi. Đặc biệt, với trường hợp này, khí hư kèm theo máu thường xuyên chảy sau khi chị em có “quan hệ vợ chồng”. Nếu bệnh nặng, có thể ra máu nhiều như máu kinh.
- Viêm âm đạo: Biểu hiện của bệnh viêm âm đạo là khí hư ra nhiều, có màu vàng nhạt, trong trường hợp nặng khí hư sẽ ra mủ và kèm theo một chút máu. Bên cạnh đó, những viêm nhiễm tại âm đạo cũng có thể khiến khu vực này bị sung huyết, phù nề. Khi có sự cọ xát, va chạm âm đạo sẽ dễ bị trầy xước, tạo ra những vết thương hở và chảy máu trong cuộc “yêu”.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có những triệu chứng như khí hư có màu trắng đục, có bọt, nhớ, dính, nặng mùi... Trường hợp bệnh nặng sẽ ra khí có máu hoặc ra máu khi có “quan hệ chăn gối”.
- Một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung... cũng có thể gây ra hiện tượng khí hư lẫn máu.
Tình trạng khí hư có máu phần lớn là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa (Nguồn: Internet)
Bệnh cạnh dấu hiệu bệnh lý, hiện tượng huyết trắng có lẫn sợi máu cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như:
- Do kinh nguyệt không đều.
- Do đặt vòng tránh thai.
- Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp.
2. Ra khí hư có máu phải làm sao?
Do tình trạng khí hư có máu là biểu hiện của nhiều vấn đề về sức khỏe, chính vì thế để xác định được căn nguyên của bệnh, chị em phụ nữ cần đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng khí hư có máu (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, chị em cần phải chú ý trong việc chăm sóc và giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Thận trọng khi sử dụng các loại nước rửa phụ khoa, xà phòng, sữa tắm... có nồng độ pH cao.
- Mặc quần lót đúng kích cỡ, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Đồ lót cần được giặt sạch và phơi khô trước khi mặc.
- Trong kỳ kinh nguyệt nên thay băng ít nhất 4 – 5 tiếng/ lần.
- Có chế độ ăn uống khoa học đủ chất. Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài...
- Tập thể dục, thể thao đều đặn để nâng cao thể chất.
- “Quan hệ vợ chồng” lạnh mạnh, an toàn.
- Khám phụ khoa định kỳ.
Nhìn chung, tình trạng khí hư có máu là tình trạng không bình thường của cơ thể phụ nữ, có thể là dấu hiệu của các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, chị em không nên chủ quan, kéo dài tình trạng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.