Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 19/02 – 23/02, miền Bắc sẽ đón thêm một đợt không khí lạnh mạnh. Nhiều nơi nhiệt giảm sâu, Trung du và đồng bằng có thể dưới 10 độ, vùng núi cao có khả năng cao xảy ra mưa tuyết, băng giá. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình, bạn nhớ chú ý những gạch đầu dòng sau.
1. Nhóm người nào cần đặc biệt chú ý khi trời chuyển rét đậm, rét hại?
Mặc dù nhiệt độ giảm sâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người nhưng những nhóm người này sẽ cần phải chú ý nhiều hơn:
- Người già
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não bệnh đường hô hấp…
- Người làm việc, vận động ngoài trời trong thời gian dài, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh
2. Những bệnh dễ mắc khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ giảm đột ngột?
2.1 Các bệnh tim mạch và mạch máu não
Nhiệt độ thấp dễ gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng độ nhớt của máu thúc đẩy hình thành huyết khối. Điều này có thể khiến bệnh nhân cao huyết áp bị tăng huyết áp mạnh, đột quỵ; gây co thắt động mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Xem thêm: Những giải pháp phòng tránh bệnh tim mạch mà bạn nên biết
2.2 Các bệnh về hô hấp
Không khí lạnh có thể làm khô họng, dẫn đến các vết rách nhỏ từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Nhiệt độ giảm sâu và đột ngột cũng có thể làm bùng phát các bệnh như hen suyễn.
Xem thêm: ‘Nằm lòng’ những biện pháp này để chủ động phòng bệnh đường hô hấp khi nắng – mưa thất thường
2.3 Các bệnh khác
Thời tiết chuyển rét đậm, rét hại có thể làm trầm trọng thêm các bệnh như đau lưng, thấp khớp hoặc làm ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Những người sinh hoạt, làm việc ở ngoài trời lạnh quá lâu cũng dễ bị tê cóng chân tay, hạ thân nhiệt…
Xem thêm: 3 dấu hiệu giúp nhận biết HẠ THÂN NHIỆT và cách xử lý nhanh
3. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi trời chuyển rét đậm, rét hại
- Mặc thêm quần áo, mặc nhiều lớp để giữ ấm.
- Chú ý bảo vệ và giữ ấm đầu, cổ, tay, chân, bụng, mũi.
- Giữ ấm cho phòng, nhà ở, đóng kín cửa để hạn chế không khí lạnh, gió lạnh xâm nhập.
- Uống nhiều nước, ngâm chân bằng nước ấm để duy trì và cải thiện sức khỏe.
- Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin, chú ý nghỉ ngơi để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
- Vận động vừa phải, tập thể dục thường xuyên để làm ấm cơ thể, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
- Hạn chế đi ra ngoài (đặc biệt là nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh) và không ở ngoài trời lạnh quá lâu.
- Sử dụng biện pháp sưởi ấm an toàn và chú ý đề phòng cháy nổ, ngộ độc khí.
- Không tắm lâu, không tắm muộn.
- Hạn chế tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối muộn vì đây là thời điểm nhiệt độ giảm sâu.
- Tránh xa bia, rượu vì nó có làm tăng nguy cơ bị đột quỵ trong mùa lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên, cẩn thận di chuyển khi ra ngoài, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mưa rét, có mưa tuyết, băng giá.
Xem thêm: Điểm danh các thực phẩm tốt cho sức khỏe vào mùa đông bạn nên bổ sung cho gia đình ngay!
Trời chuyển rét đậm, rét hại sẽ gây hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của mọi người. Vì vậy, bạn hãy chú ý giữ ẩm cơ thể, bảo vệ bản thân cũng như tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật một cách hiệu quả hơn.
Nguồn ảnh: Internet