1. Nang hoàng thể là gì?
Theo bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh – BV Phụ sản Hùng Vương, TPHCM, vào giữa chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ sẽ có hiện tượng rụng trứng, khi đó trên buồng trứng, nơi trứng vừa rụng sẽ xuất hiện một cái nang, gọi là nang hoàng thể (hay hoàng thể).
Nang hoàng thể thường có kích thước vài cm, đôi khi to hơn nhưng thường không quá 5cm. Bên trong nang là các mạch máu chằng chịt, khi nang quá to có thể có xuất huyết trong nang. Thông thường những nang quá to vẫn có thể xuất hiện ở người bình thường, gây đau vào giữa chu kỳ kinh và kéo dài cho đến khi có kinh. Một số trường hợp hiếm có thể gây xoắn và cần phải cấp cứu.
Nang hoàng thể là gì? (Nguồn: Internet)
2. Nang hoàng thể có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không ?
U nang hoàng thể được các chuyên gia y khoa đánh giá là u lành tính, không đáng lo ngại và không gây biến chứng. Tuy nhiên thì loại u này cũng phần nào tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể phụ nữ khi chưa mang thai và đang mang thai.
2.1 Đối với phụ nữ chưa mang thai
Khi phụ nữ chưa mang thai thì nang hoàng thể ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng thường có kích thước nhỏ, ít gây hại. Tỷ lệ u phát triển ở hai bên buồng trứng là khá hiếm, đa phần chỉ ở 1 bên và u nang này không làm ảnh hưởng đến cơ hội mang thai sau này của chị em phụ nữ.
Sẽ có vài trường hợp u nang có thể phát triển lớn làm cho tử cung bị chảy máu, vùng xương chậu bị đau hoặc tệ hơn là xuất huyết trong,...
2.2 Nang hoàng thể khi mang thai
Đối với phụ nữ đang mang thai thì u nang hoàng thể là một vấn đề nghiêm trọng và nếu trong thời gian dài mà u nang không tiêu biến dễ gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. U nang hoàng thể phát triển lớn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chèn ép và chiếm không gian tử cung của mẹ bầu.
Một số biến chứng nang hoàng thể khi mang thai như vỡ nang, xoắn buồng trứng và mẹ bầu nên để bác sĩ can thiệp kịp thời trong 3 tháng đầu thai kỳ.
3. Giai đoạn hoàng thể là gì?
Giai đoạn hoàng thể chính là khoảng thời gian xảy ra sau khi rụng trứng nhưng kết thúc trước ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nếu không có hiện tượng thụ tinh, nang hoàng thể tồn tại trung bình từ 10 – 14 ngày, sau đó tự thoái hóa để lại một sẹo nhỏ trên bề mặt buồng trứng.
Trong trường hợp được thụ tinh, các thành phần đệm nuôi của trứng sẽ chế tiết hCG. Dưới tác dụng của hCG, hoàng thể to ra trở thành hoàng thể thai kỳ và tiếp tục các hoạt động chế tiết cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ.
4. Điều gì xảy ra trong giai đoạn hoàng thể?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể được chia thành 2 phần chính là: giai đoạn phát triển nang buồng trứng (giai đoạn noãn nang) và giai đoạn hoàng thể.
Giai đoạn phát triển nang buồng trứng bao gồm các hoạt động kích thích hormone thay đổi trong nang buồng trứng cho đến khi trứng trưởng thành và rụng. Sau khi trứng rụng, nang trứng giải phóng trứng ở thành nang hoàng thể. Nang hoàng thể tiết ra estrogen và progesterone.
Progesterone được xem là hormone nắm vị trí thiết yếu nhất trong giai đoạn hoàng thể bởi:
- Giúp ức chế các hormone GnRH, FSH và LH: Đây là những hormone kích thích buồng trứng và gây rụng trứng. Ức chế các hormone này giúp phụ nữ không thể phụ thai lại sau khi đã mang thai.
- Sẵn sàng cho nội mạc tử cung: Progesterone giúp kích hoạt niêm mạc tử cung (hoặc nội mạc tử cung) tiết ra các protein đặc biệt nuôi dưỡng phôi thai.
- Ngăn kinh nguyệt xảy ra: Progesterone ngăn chặn nội mạc tử cung bị phá vỡ, giảm nguy cơ bị sảy thai nếu đang mang thai.
- Ngoài ra, phụ nữ sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng hơn một chút sau khi rụng trứng và nếu có thai nhiệt độ của bạn sẽ cao hơn khi đang trong giai đoạn hoàng thể thai kỳ.
5. Giai đoạn hoàng thể như thế nào được gọi là bình thường?
Như đã nói, giai đoạn hoàng thể thường kéo dài trung bình từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể ngắn khoảng 8 ngày hoặc diễn ra đến 16 ngày. Ví dụ, một người phụ nữ có giai đoạn hoàng thể trung bình là 12 ngày thì thường nó sẽ diễn ra từ ngày thứ 11 đến 13 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu giai đoạn kéo dài hơn 13 ngày, đó có thể là dấu hiệu có thai sớm.
Biểu đồ hoạt động của giai đoạn hoàng thể (Nguồn: Internet)
Một số phụ nữ có vấn đề về khả năng sinh sản sẽ có giai đoạn hoàng thể ngắn (ngắn hơn 8 hoặc 10 ngày). Bên cạnh đó, hiện tượng sảy thai liên tục (sảy thai từ 2 hoặc nhiều lần liên tiếp) cũng có liên quan đến hoàng thể ngắn bất thường. Các vấn đề bất thường xảy ra trong giai đoạn hoàng thể thường được gọi là giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết.
6. Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết là gì?
Giai đoạn hoàn thể khiếm khuyết có thể gây vô sinh và sảy thai lặp lại do mức progesterone thấp hoặc không đủ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự thống nhất về những chẩn đoán xung quanh tình trạng này, bởi:
- Các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy các xác định để kiểm tra hoặc xác nhận cụ thể về giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết.
- Giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc mức progesterone thấp không phải lúc nào cũng gây vô sinh hoặc sảy thai lặp lại.
- Các phương pháp điều trị được đề xuất không chắc chắn có thể cải thiện khả năng sinh sản hay có thể ngăn ngừa sảy thai hay không?!
6.1 Các dấu hiệu có khả năng liên quan đến giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết
- Xuất hiện đốm máu nhỏ ở giữa thời gian rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
- Sảy thai sớm và sảy thai nhiều lần.
- Rụng trứng bất thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có nhiều khả năng liên quan đến giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết (Nguồn: Internet)
6.2 Nguyên nhân gây ra hoàng thể khiếm khuyết
Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết có thể xảy ra nếu buồng trứng của người phụ nữ không phóng đủ progesterone. Tình trạng này có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe như:
- Chán ăn
- Bị lạc nội mạc tử cung
- Tập luyện với cường độ quá cao
- Béo phì
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Rối loạn tuyến giáp.
6.3 Cách chữa trị giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết
Vì các biện pháp điều trị hiệu quả đối với giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết vẫn chưa được minh chứng rõ ràng. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc một số yếu tố như:
- Ưu tiên điều trị các tình trạng cơ bản.
- Tăng khả năng rụng trứng với các loại thuốc hỗ trợ sinh sản.
- Bổ sung progesterone
- Tiêm hCG.
Ngoài ra, cần nhớ rằng nang hoàng thể có thể xuất hiện khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu có phẫu thuật nào làm tổn thương hoàng thể thai kỳ thì rất dễ dẫn đến sảy thai. Do đó, trong các trường hợp phát hiện có khối u buồng trứng vào 3 tháng đầu mang thai nếu không có chỉ định cấp cứu, thì nên trì hoãn và theo dõi cho tới khi thai trên 3 tháng để có những phương án giải quyết an toàn hơn.