Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liége ở Bỉ và Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ đã phân tích hoạt động điện trong tim để hiểu cách cơ thể phản ứng với các kích thích bên ngoài khi ngủ.
Họ phát hiện ra rằng, nhịp tim của con người thay đổi khi nghe các loại từ khác nhau ngay cả khi đang ngủ. Chẳng hạn, những tin nhắn thư giãn được phát trong khi ngủ giúp làm chậm nhịp tim của người nghe, những từ trung tính không có tác dụng.
Khi thức, tim con người đập với tốc độ lúc nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút, nhưng khi ngủ nhịp độ đó phải giảm xuống chỉ còn 40 đến 50 nhịp/phút. Vì vậy, các nhà nghiên cứu giải thích, nhịp tim giảm là sự phản ánh của giấc ngủ sâu hơn.
“Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng, bộ não và cơ thể được kết nối với nhau ngay cả khi chúng ta không thể giao tiếp đầy đủ, kể cả khi ngủ. Sau đó, cả thông tin về não và cơ thể cần phải được tính đến để hiểu đầy đủ về cách chúng ta suy nghĩ và phản ứng với môi trường của mình” – chuyên gia Athena Demertzi, người đứng đầu Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh lý học nhận thức tại Đại học ULiége cho biết.
Nghiên cứu trước đây của nhóm Bỉ-Thụy Sĩ đã chỉ ra rằng, những lời nói thư giãn giúp tăng cường thời gian ngủ sâu và chất lượng giấc ngủ, trong khi nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết này bằng cách kết hợp hoạt động của tim và não vào các phát hiện mới.
Xem thêm: Ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
Giáo sư Christina Schmidt của Đại học ULiége cũng cho biết: “Hầu hết các nghiên cứu về giấc ngủ đều tập trung vào não và hiếm khi điều tra hoạt động của cơ thể”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, nhưng điều quan trọng hơn việc đếm số giờ là đảm bảo rằng đó là thời gian được sử dụng hợp lý - cho giấc ngủ chất lượng.
Trên khắp đất nước, 70% người trưởng thành cho biết, họ ngủ không đủ giấc ít nhất 1 đêm mỗi tháng, trong khi 11% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ không bao giờ có được một giấc ngủ ngon, theo Hiệp hội Ngưng thở khi ngủ Hoa Kỳ.
Thiếu ngủ sâu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn bằng cách góp phần làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, trầm cảm, đau tim và đột quỵ.