Thông báo trên tạp chí Scientific Reports ngày 17/7, nhóm nghiên cứu nói rằng nghiên cứu mới của họ lần đầu tiên đã cung cấp những dữ liệu thực nghiệm xác thực, ủng hộ luận điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng muỗi không thể truyền virus SARS-CoV-2.
Trước đó, khi đề cập đến vấn đề liệu virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua muỗi hay không, WHO đã khẳng định là không thể, và nói rằng "không có thông tin hoặc bằng chứng nào cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua muỗi".
Muỗi vằn (Aedes aeguypti) (Nguồn: BBC)
Nhằm tìm kiếm bằng chứng khoa học cho khẳng định trên, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu An toàn sinh học thuộc đại học Kansas đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có mục tiêu, với đối tượng nghiên cứu là 3 loài muỗi thường gặp và phân bố rộng rãi gồm muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn), Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á) và muỗi Culex quinquefasciatus, bằng cách tiêm virus SARS-CoV-2 vào cơ thể chúng, sau đó theo dõi khả năng lây nhiễm và nhân bản virus của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong các mẫu xét nghiệm được thu thập trong vòng 2 giờ sau khi tiêm, cho thấy virus này có thể truyền sang muỗi. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 đã không còn được tìm thấy trong 277 mẫu xét nghiệm được thu thập tại mọi thời điểm sau 24 giờ sau khi tiêm.
Từ kết quả trên, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng virus SARS-CoV-2 không thể nhân bản trong cơ thể loài muỗi, và muỗi không thể trở thành tác nhân lây truyền loại virus này.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, nghiên cứu mới của họ đã trả lời cho câu hỏi “liệu virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua muỗi hay không” bằng những dữ liệu khoa học, cho thấy virus SARS-CoV-2 không thể nhân bản trong cơ thể loài muỗi ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, và muỗi đã hút máu có chứa virus SARS-CoV-2 không thể truyền virus này sang người.
Cập nhật dịch COVID-19 ngày 19/7: Thế giới hơn 604.000 người chết vì COVID-19, 14,4 triệu người nhiễm bệnh - Sáng nay (19/7), thế giới ghi nhận hơn 14,4 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 604.000 người chết vì căn bệnh này.
Đức hối thúc WHO nhanh chóng có báo cáo xem xét lại về cách xử lý, kiểm soát đại dịch COVID-19 - Bộ trưởng Y tế Đức đã hối thúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đẩy nhanh việc xem xét cách xử lý đại dịch, dường như báo hiệu đường lối cứng rắn hơn của châu Âu đối với cơ quan Liên Hợp Quốc này.