Đức hối thúc WHO nhanh chóng có báo cáo xem xét lại về cách xử lý, kiểm soát đại dịch COVID-19

(VOH) – Bộ trưởng Y tế Đức đã hối thúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đẩy nhanh việc xem xét cách xử lý đại dịch, dường như báo hiệu đường lối cứng rắn hơn của châu Âu đối với cơ quan Liên Hợp Quốc này.

Đức, quốc gia đang theo thứ tự luân phiên đang giữ vị trí chủ tịch Liên minh châu Âu, cho đến nay đã bảo vệ WHO trước sự chỉ trích gay gắt từ Mỹ. Mỹ đã muốn rời khỏi WHO vì sự gần gũi của tổ chức này với Trung Quốc.

Tuy nhiên hiện tai Đức dường như đang chuyển sang vị trí mới quyết đoán hơn.

Đức hối thúc WHO nhanh chóng có báo cáo xem xét lại về cách xử lý, kiểm soát đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho phóng viên rằng ông đã thảo luận về việc xem xét lại cách quản lý khủng hoảng của WHO với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hai lần trong 20 ngày vừa qua.

“Trong cả hai cuộc thảo luận, tôi đã khuyến khích ông ấy hãy thật rõ ràng để ra mắt ủy ban chuyên gia độc lập này và đẩy nhanh việc ra mắt," Spahn nói.

WHO cho biết tuần trước rằng tổ chức này đang thiết lập một nhóm độc lập để xem xét lại các thức kiểm soát đại dịch COVID-19 của WHO và phản ứng từ các chính phủ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc WHO đã quá gần gũi với Trung Quốc và không làm đủ cho các thắc mắc về hành động của Trung Quốc tại thời điểm bắt đầu khủng hoảng. Tedros đã gạt bỏ gợi ý này và cho biết cơ quan này vẫn thông tin đầy đủ đến toàn thế giới.

Tedros cho biết ủy ban này sẽ cung cấp một báo cáo lâm thời cho một cuộc họp thường niên các bộ trưởng y tế vào tháng 11 và trình bày một báo cáo thực chất hơn vào tháng 5/2021.

Spahn cho biết việc rà soát lại rất quan trọng hiện tại, dù đại dịch vẫn đang lan rộng trên thế giới, vì “chúng ta có thể sẵn sàng để rút ra kết luận”.

Spahn nói thêm rằng động thái này có thể đưa đến các hành động nhanh chóng hơn cho hoạt động quản trị của WHO và cải thiện sự hợp tác giữa cấp độ chính trị và khoa học của tổ chức.

Các chính phủ EU đã nói rằng điểm báo này cần dẫn đến tiếp theo đó là một cuộc cải cách tổ chức, là một khả năng đã được thảo luận bởi Mỹ và các thành viên khác của nhóm G7.

Một quan chức khác cho biết thêm rằng mục đích của đề nghị này là để đảm bảo tính độc lập của WHO.

Mỹ chính thức thông báo rút khỏi WHO - Nhiều quan chức Mỹ ngày 7/7 xác nhận quốc hội nước này đã nhận được thông báo từ chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Covid-19 Thế giới: WHO thừa nhận nguy cơ lây bệnh qua không khí, EU tìm nguồn cung thuốc điều trị - Theo Bộ Y tế Việt Nam, cập nhật lúc 18 giờ ngày 8/7, thế giới ghi nhận 11.980.595 người mắc Covid-19, trong đó, 547.321 người tử vong.

Bình luận