Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Nguyên nhân hiện tượng ‘cứt trâu’ ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị tốt nhất

( VOH ) - Nếu không có kiến thức về hiện tượng ‘cứt trâu’ các mẹ rất dễ phạm phải sai lầm là cố gắng kỳ cọ mạnh để loại bỏ ‘cứt trâu’ trên đầu bé. Làm thế nào trị ‘cứt trâu’ ở trẻ sơ sinh an toàn ?

Trẻ em mới sinh ra (từ vài tuần đến một năm) trên da đầu nhất là vùng thóp thường xuyên xuất hiện những tảng vẩy da dầy màu nâu xám, tập trung thành đám hoặc toàn bộ da đầu. Hiện tượng này được dân gian gọi là “cứt trâu”.

Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường khiến mẹ khó chịu nhưng bản thân những mảng bám này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé. Tuy nhiên nếu không vệ sinh và chăm sóc đúng cách sẽ gây viêm nhiễm không tốt cho bé.

1. Hiện tượng ‘cứt trâu’ ở trẻ sơ sinh do đâu mà có?

Nhiều người cho rằng trẻ bị “cứt trâu” là do mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. Một số khác thì cho rằng trẻ bị “cứt trâu” là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Nhưng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thật sự của hiện tượng này.

hien-tuong-cut-trau-o-tre-so-sinh-do-dau-ma-co-mach-me-cach-tri-tot-nhat-voh-1

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Nhiều giả thuyết cho rằng, hiện tượng này được hình thành do sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Nội tiết tố của mẹ vẫn còn ở trong máu của bé.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ trưởng thành nên không thể hấp thụ đủ biotin và vitamin E cần thiết.

“Cứt trâu” ban đầu trắng như gàu, thường mềm, dẻo nhưng nếu để lâu khi chuyển thành màu nâu, đen thì “cứt trâu” sẽ cứng lại và đóng thành những mảng vảy lớn.

Nếu “cứt trâu” tạo thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, bố mẹ không phải quá lo lắng. Nhưng cũng có một số trường hợp, “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc làm bé ngứa ngáy phải gãi đầu thường xuyên. Điều này có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn mưng mủ, nổi đinh nhọt ở da đầu.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. Một số cách trị ‘cứt trâu’ ở trẻ sơ sinh

Thông thường, hiện tượng “cứt trâu” sẽ tự biến mất sau 6 đến 12 tháng. Nếu mẹ cảm thấy thời gian chờ đợi này quá lâu, một số biện pháp nhẹ nhàng dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này cho trẻ hiệu quả.

2.1 Massage da đầu bé

Mẹ có thể dùng các ngón tay miết nhẹ trên da đầu bé và sau đó gỡ các mảng vảy đã tróc ra. Đây là cách đơn giản nhất để xử lý tình trạng “cứt trâu” ở trẻ.

Hay mẹ có thể dùng bàn chải đánh răng chưa qua sử dụng, có lông thật mềm, chải nhẹ trên vùng da bị “cứt trâu” và sau đó kéo ra những mảng vảy trên đầu.

hien-tuong-cut-trau-o-tre-so-sinh-do-dau-ma-co-mach-me-cach-tri-tot-nhat-voh-2

Gội đầu massage nhẹ nhàng để xử lý tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

2.2 Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là một trong những sản phẩm tự nhiên tốt nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh, dầu dừa rất hiệu quả trong việc trị các mảng “cứt trâu”.

Đầu tiên, mẹ nên bôi một ít dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3 – 5 phút. Dùng bàn chải mềm để massage nhẹ trên vùng da bị ảnh hưởng bởi các mảng vảy. Sau đó, gội đầu bé nhẹ nhàng với dầu gội cho trẻ sơ sinh. Sau đó, xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm.

Tương tự dầu dừa, các mẹ có thể dùng dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu cám gạo, dầu jojoba, dầu quả bơ để giảm tình trạng “cứt trâu” ở trẻ sơ sinh.

2.3 Dùng giấm táo

Mẹ có thể sử dụng vài muỗng giấm táo, pha vào nước ấm với tỷ lệ 1:2 và thoa nhẹ lên vùng da bị “cứt trâu”. Để yên trong 10 phút và gội lại đầu bằng nước ấm.

2.4 Baking soda

Baking soda hay bột nở cũng được sử dụng để trị “cứt trâu” cho trẻ sơ sinh. Cách làm như sau: Trộn lẫn 1 – 2 muỗng baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt, sau đó thoa lên vùng da bị bám vảy. Để yên trong một vài phút rồi dùng bàn chải mềm để massage da đầu bé. Sau đó, mẹ giúp bé gội lại với nước sạch.

Lưu ý: Các ông bố bà mẹ không nên dùng tay cố gắng kỳ cọ mạnh tay để loại bỏ “cứt trâu” trên đầu bé vì sẽ làm da bé bị tổn thương, viêm nhiễm.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Thông thường, các mảng bám trên da đầu không gây chút phiền phức nào cho bé nên mẹ không cần phải dùng đến các biện pháp y khoa để điều trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng hơn và bé nên được sử dụng các loại mỹ phẩm chuyên khoa.

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu mẹ nhận thấy vùng “cứt trâu” của bé có những hiện tượng như:

  • Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu, da mặt bé.
  • Vùng đóng vảy bị chảy máu.
  • Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu.

Trên đây là những mẹo xử lý hiện tượng “cứt trâu” ở trẻ sơ sinh, nếu mẹ nào còn biết cách khác thì hãy chia sẻ để các mẹ cùng nhau chăm con khỏe mạnh nhé.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận