Tuy nhiên, nhiều người trong cơ thể thiếu enzyme ADH phân hủy rượu và mắc chứng không dung nạp được rượu (không uống được rượu).
Vậy nếu không uống được rượu, chẳng lẽ không có cách nào hấp thu được polyphenol và anthocyanin có trong rượu vang đỏ để giúp ngăn ngừa bệnh tim, bảo vệ trái tim khỏe mạnh sao?
Trên thực tế, các nghiên cứu trong những năm gần đây đã phát hiện ra rằng, uống nước ép nho có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả không kém gì so với uống rượu vang đỏ.
Nước ép nho chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học không thua kém rượu vang đỏ
Chuyên gia dinh dưỡng Lin Minhua, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Cơ đốc giáo Yunlin (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, không uống được rượu bia xảy ra khi cơ thể mọi người thiếu các enzyme thích hợp để phân hủy (chuyển hóa) các “chất độc” có trong rượu.
Chuyên gia Lin Minhua giải thích, cả rượu vang và nước ép nho đều chứa một lượng lớn hợp chất có hoạt tính sinh học, độ axit của nước ép nho không cao nhưng chứa trung bình 0,4 gram axit hữu cơ trên 100ml nước ép nho.
Axit hữu cơ có tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, có thể làm giảm độ pH trong dịch ruột và ức chế các vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với độ pH.
Đồng thời, axit hữu cơ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các vi khuẩn có lợi như vi khuẩn axit lactic để đạt được mục đích cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nước ép nho đỏ và nho tím giàu các chất dinh dưỡng kali, magie, sắt, mangan cũng như flavonoid, axit hydroxycinnamic, resveratrol…
Cả rượu vang và nước ép nho đều chứa một lượng lớn các hợp chất hoạt tính sinh học có thể có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người.
Nước ép nho có thể bảo vệ tim khỏi “tổn thương”
Chuyên gia Lin Minhua cho biết, tác dụng chính của rượu vang đỏ và nước ép nho đối với cơ thể con người là giúp giảm cân (giảm chỉ số BMI - hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chu vi vòng eo…), chống oxy hóa, giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu, peroxid hóa lipid huyết tương, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein mật độ thấp, giảm mỡ máu (lipid máu), chất béo trung tính, giảm huyết áp và cấp độ homocysteine.
Chuyên gia dinh dưỡng Lin Minhua cho biết, trước đây người ta cho rằng anthocyanin trong nho có lợi cho sức khỏe và bảo vệ tim, chủ yếu là do tác dụng “chống oxy hóa” của chúng.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng một số anthocyanin nhất định có thể bảo vệ tim khỏi “tổn thương” do thiếu máu cục bộ và tái tưới máu bằng cách kích hoạt đường dẫn truyền tín hiệu của con người và duy trì chức năng của ty thể. Thay vì, nó chỉ hoạt động như một chất chống oxy hóa.
Người bị tiểu đường và cao huyết áp vẫn có thể uống nước ép nho
Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tiểu đường, chuyên gia Lin Minhua khuyến cáo, mọi người chỉ nên uống nước ép nho 2 khẩu phần mỗi ngày, mỗi khẩu phần là khoảnh 135ml, tức là 270ml nước ép nho.
Còn nếu bị huyết áp cao, mọi người muốn kiểm soát tốt huyết áp có thể uống 4 phần nước ép nho, tức là khoảng 540 ml.
Nếu không muốn uống nước ép mà đổi qua ăn nho tươi thì mọi người có thể ăn 1 phần nho, là tương đương với 10 trái nho tươi, 2 phần là 20 trái.
Nếu mọi người muốn bảo vệ tim, muốn có trái tim khỏe mạnh thì hãy nhớ uống nước ép nho nhé.