Phải làm gì nếu bị đau đầu gối do thoái hóa khớp?

VOH - Đầu gối bắt đầu thoái hóa sau tuổi 50, nhiều người cao tuổi bị đau khớp, chỉ cần thời tiết thay đổi, đầu gối sẽ lỏng lẻo và đau nhức, khi đó phải làm sao?

Bác sĩ Kim Yoo Soo, đồng thời là chuyên gia giàu kinh nghiệm về Phục hồi chức năng Hàn Quốc đã chia sẻ 3 dưỡng chất chính giúp giảm viêm, cải thiện thoái hóa khớp, giảm đau đầu gối bao gồm:

Omega-3 làm giảm viêm khớp, giảm nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Nếu người khỏe mạnh uống Omega-3 trong 5 tuần, chỉ số viêm CRP sẽ giảm từ 11% đến 12%, người có cholesterol cao uống trong 3 tháng sẽ giảm CRP 25%, bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim uống trong 12 tháng sẽ giảm khoảng 48%.

Chỉ số viêm CRP của người bình thường không bị viêm nhiễm thường là trong khoảng từ 0,1mg/dL đến dưới 10mg/dL. Trường hợp bị viêm nhiễm nặng thì nồng độ CRP sẽ tăng cao.

Omega-3 bao gồm dầu chiết xuất từ hạt lanh và dầu chiết xuất từ cá. Dầu cá rất hữu ích vì hàm lượng EPA cao có lợi cho sức khỏe tế bào và DHA có lợi cho sức khỏe não bộ.

Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa không chỉ có thể làm giảm viêm khớp, viêm đại tràng và đau bụng kinh mà còn ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cải thiện trí nhớ, làm dịu cảm xúc, ổn định tinh thần và có tác động tích cực đến chức năng não.

Phải làm gì nếu bị đau đầu gối do thoái hóa khớp? 1
Omega-3, vitamin C và kẽm giúp người cao tuổi giảm viêm, cải thiện thoái hóa khớp, giảm đau đầu gối - Ảnh: TVBS

Vitamin C ngăn ngừa viêm khớp và duy trì độ đàn hồi của xương

Vitamin C còn giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, nên dùng ít nhất 500mg mỗi ngày, nếu mắc bệnh tim mạch thì nên dùng trên 1000mg. Vitamin C có thể tổng hợp collagen, giúp duy trì độ đàn hồi của gân, xương, mạch máu, da…

Ngoài ra, vitamin C còn ngăn ngừa lão hóa mô, có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời còn có thể ức chế bệnh động mạch vành, là thành phần cần thiết ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp và ngăn ngừa lão hóa.

Một tác dụng phụ thường gặp của vitamin C là có thể gây tiêu chảy, trước tiên mọi người có thể giảm lượng sử dụng rồi tăng dần lên, nó cũng có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Ngoài ra, vitamin C có thể làm tăng axit uric, những người đã được chẩn đoán mắc bệnh gút nên cẩn thận không nên dùng vitamin C quá liều.

Cũng có nhiều bài viết y khoa cho rằng vitamin C không có tác dụng chống viêm, nhưng hầu hết các bài viết này đều dựa trên những nghiên cứu với liều lượng thấp hơn nhiều so với liều lượng cần thiết trong một ngày.

Thảo luận so với khi không dùng vitamin C, người ta thấy bệnh tật đã giảm đi rất nhiều, rất khó để đánh giá tác dụng riêng lẻ khi chỉ nhìn vào bức tranh tổng thể.

Dựa trên kết quả nghiên cứu được công bố hiện nay, vitamin C có nhiều khả năng có lợi hơn là có hại cho cơ thể, vì vậy bác sĩ Kim Yoo Soo tin rằng uống vitamin C có thể có tác dụng chống viêm cải thiện thoái hóa khớp, giảm đau đầu gối.

Kẽm làm giảm viêm và thúc đẩy bài tiết hormon nam

Dưỡng chất kẽm không chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số viêm CRP mà còn thúc đẩy quá trình tiết nội tiết tố nam nên càng có lợi cho nam giới trên tuổi trung niên.

Tuy nhiên, kẽm sẽ cản trở quá trình hấp thu đồng, khi dùng lâu dài nên tiêu thụ khoảng 1mg đồng cho mỗi 15mg kẽm. Đồng thời, điều này sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin B.

Vì vậy, thay vì chỉ riêng biệt hấp thụ kẽm thì tốt nhất nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện có chứa kẽm, đồng và vitamin B và cộng thêm vitamin C nữa sẽ tốt hơn.