Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí International Archives of Occupational and Environmental Health cho thấy, những phụ nữ trong tình trạng công việc như trên có nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn 35% so với những người có giờ làm việc tiêu chuẩn.
Ngược lại, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ trầm cảm ở nam giới làm việc nhiều giờ hoặc không, ngay cả khi nhu cầu gia đình và công việc xung đột với nhau - theo The Korea Herald.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, nguy cơ trầm cảm tăng cao đối với lao động nữ là do họ phải đối mặt với nhiều căng thẳng hơn, bị buộc phải quản lý nhiều trách nhiệm khác nhau liên quan đến gia đình trong xã hội Hàn Quốc, bao gồm việc nhà, công việc gia đình, việc đi học của con cái và chăm sóc con nói chung.
Nguồn dữ liệu được sử dụng là kết quả của Khảo sát điều kiện làm việc Hàn Quốc lần thứ sáu năm 2020 do Viện nghiên cứu sức khỏe và an toàn lao động thực hiện với tổng số 20.384 người làm công ăn lương toàn thời gian.
Tỷ lệ người lao động gặp phải những yêu cầu xung đột giữa công việc và gia đình ở cả nam và nữ đều vượt quá 40%.
Các yêu cầu xung đột bao gồm các cam kết trong gia đình ảnh hưởng đến công việc, chẳng hạn như sự có mặt của trẻ nhỏ, trách nhiệm chính đối với trẻ em, trách nhiệm chăm sóc người già, xung đột giữa các cá nhân trong gia đình hoặc các thành viên trong gia đình không được hỗ trợ.
Khoảng 43% lao động nam và 49,5% lao động nữ cho biết họ khó tập trung vào công việc do trách nhiệm gia đình.