Mặc dù bổ sung men vi sinh có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chế độ ăn uống thiếu chất trong thời gian dài sẽ dẫn đến phản ứng đường ruột kém, gây táo bón.
Đến lúc này, cho dù mọi người dùng bao nhiêu men vi sinh đi nữa cũng không có hiệu quả. Ăn nhiều rau củ và trái cây (chứa nhiều chất xơ không hòa tan) vẫn dễ gây táo bón như thường.
Tác hại từ thói quen ăn uống thiếu chất lâu ngày
Cai Yingjie, giáo sư tại Trường Đại học Quốc gia Yangming Chiao Tung (Đài Loan-Trung Quốc) chỉ ra rằng, một nghiên cứu được công bố bởi Giáo sư J. Gordon của Đại học Washington (Hoa Kỳ) cho thấy, những bệnh nhân có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn ít trái cây và rau củ trong một thời gian dài có vi khuẩn đường ruột không khỏe mạnh và dễ gây táo bón.
Trong nghiên cứu, họ đã đưa vi khuẩn đường ruột của hai nhóm người ăn theo chế độ ăn uống không lành mạnh của Mỹ và những người ăn uống theo chế độ ăn lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật, kiểm soát calo trong một thời gian dài vào đường ruột của hai nhóm chuột thí nghiệm.
Kết quả, chuột mang vi khuẩn đường ruột từ những người ăn theo chế độ ăn uống không lành mạnh của Mỹ, có phản ứng đường ruột kém.
Những người ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài, cho dù đột nhiên quyết định dùng nhiều men vi sinh và trái cây, rau xanh thì triệu chứng táo bón cũng không thể cải thiện nhanh chóng.
Vì vậy, muốn dùng men vi sinh đạt hiệu quả, không nên “nước đến chân mới nhảy”, đợi đến khi bị táo bón nặng mới dùng men vi sinh.
Men vi sinh cần dùng lâu dài mới cải thiện hiệu quả vi khuẩn đường ruột và ngăn ngừa táo bón.
Chất xơ không hòa tan trong nước có thể gây tác dụng phụ
Giáo sư Cai Yingjie cho biết, men vi sinh không phải là cách duy nhất để cải thiện tình trạng táo bón, tiêu thụ nhiều chất xơ cũng rất quan trọng. Chất xơ là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn trong đường ruột.
Chất xơ có thể được chia thành loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan trong nước. Sự khác biệt giữa hai loại này, như tên gọi của nó, là xem khả năng của chúng có thể được hòa tan trong nước hay không:
- Chất xơ hòa tan trong nước: Có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của men vi sinh đường ruột. Chất xơ hòa tan trong nước có nhiều trong các loại trái cây giàu pectin và thực phẩm có chất nhầy kết dính như đậu bắp, mộc nhĩ, rong biển…
- Chất xơ không hòa tan trong nước: có tác dụng hấp thụ nước để trương nở, tăng thể tích phân, thúc đẩy nhu động ruột. Chất xơ không hòa tan trong nước có nhiều trong rau ăn lá, rau sẫm màu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt; các loại đậu và một số loại trái cây như: chuối chưa chín, bơ, kiwi, cà chua, nho……
Vì là chất xơ không hòa tan không thể hòa tan trong nước nên nó có thể đi qua đường tiêu hóa gần như được giữ nguyên vẹn, nếu như mọi người khi tiêu thụ quá nhiều chất xơ không hòa tan trong nước mà không bổ sung đầy đủ nước có thể gây tác dụng phụ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng phân cứng và làm cho táo bón.
Lượng chất xơ tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị là bao nhiêu?
Giáo sư Cai Yingjie cho biết, lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày là 30 gram, trẻ em nên bổ sung thêm 5 gram theo độ tuổi.
Ngoài việc ăn nhiều trái cây và rau củ, trẻ em cũng nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt để duy trì cân bằng dinh dưỡng.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan, bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp giảm chứng táo bón hiệu quả. Còn nếu muốn ăn trái cây thì có thể chọn ổi, chuối, táo, cam quýt và các loại trái cây giàu chất xơ khác.
Mọi người nên bổ sung tất cả các loại chất xơ bởi chúng đều có những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên ưu tiên bổ sung chất xơ không hòa tan trong nước hơn vì nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón hiệu quả.
Chất xơ có những tác dụng quan trọng đối với sức khỏe nên nó không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.
Chỉ cần mọi người có thể xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và kiên nhẫn cải thiện dần vi khuẩn đường ruột, sẽ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe.