Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Các công thức pha nước ngâm chân hiệu quả với muối, gừng, sả, lá lốt, ngải cứu

(VOH) - Chỉ cần vài công thức pha nước ngâm chân đơn giản, bạn có thể tạo ra một phương pháp chăm sóc cơ thể hiệu quả, thư giãn tuyệt vời mà hơn hết còn có thể trị một số bệnh nữa.

Dưới đây là một số “công thức” pha nước ngâm chân đơn giản với những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình. Để hiệu quả, bạn chỉ cần ngâm chân mỗi ngày 1 lần, mỗi lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm 9 giờ tối, trước khi đi ngủ.

>>> Quy tắc ngâm chân – để đạt lợi ích tốt nhất

Công thức 1: Muối + nước ấm

* Chuẩn bị:

  • 1,5 lít nước
  • 20 gram muối hạt

ngâm chân thùng gỗ, thùng gỗ ngâm chân, công thức pha nước ngâm chân, nước ngâm chân, ngâm chân nước muối, ngâm chân nước sả, ngâm chân nước gừng, ngâm chân lá lốt, ngâm chân ngải cứu, ngâm chân

Muối (Ảnh: Healthline)

* Cách làm

Bỏ muối hạt vào nước đã đun sôi, sau khi hòa tan muối có thể pha thêm nước nguội đến mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân (nước ngâm phải cao trên mắt cá chân).

* Công dụng

Phương pháp ngâm chân đơn giản này là một cách thư giãn, tạo sự hưng phấn cho thần kinh, đem lại cảm giác thoải mái và ngủ ngon. Ngoài ra, ngâm chân nước muối còn có tác dụng trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân, giảm đau do viêm khớp.

Công thức 2: Gừng + muối + nước ấm

* Chuẩn bị:

  • 1,5 lít nước
  • 1 củ gừng già tươi
  • 20 gram muối hạt

ngâm chân thùng gỗ, thùng gỗ ngâm chân, công thức pha nước ngâm chân, nước ngâm chân, ngâm chân nước muối, ngâm chân nước sả, ngâm chân nước gừng, ngâm chân lá lốt, ngâm chân ngải cứu, ngâm chân

Gừng (Ảnh: Selfhacked)

* Cách làm

Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun sôi cùng muối hạt khoảng 5 phút.

Pha thêm nước lạnh vào hỗn hợp trên đến mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi gừng muối với lượng nước nhiều hơn, sau đó để nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm nhớ massage chân để đạt tác dụng tốt nhất.

* Công dụng

Ngâm chân bằng nước muối gừng không chỉ là một cách thư giãn mà còn có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân.

Công thức 3: Sả + muối + nước ấm

* Chuẩn bị:

  • 1,5 lít nước
  • 5 nhánh sả tươi
  • 20 gram muối hạt

ngâm chân thùng gỗ, thùng gỗ ngâm chân, công thức pha nước ngâm chân, nước ngâm chân, ngâm chân nước muối, ngâm chân nước sả, ngâm chân nước gừng, ngâm chân lá lốt, ngâm chân ngải cứu, ngâm chân

Sả cây (Ảnh: Table & Co)

* Cách làm

Cách pha tương tự như pha nước gừng muối. Chỉ cần đập dập sả, bỏ vào nước đã đun sôi cùng muối hạt khoảng 5 phút.

Sau đó, chắt lấy nước sả và pha thêm nước lạnh vào để mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân.

Nước ngâm chân ngập đến mắt cá chân và khi ngâm chân nên xoa bóp nhẹ nhàng.

* Công dụng:

Trong cây sả có rất nhiều tinh dầu, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ, trị ho do lạnh, cảm cúm, điều trị bệnh hôi chân…

Công thức 4: Lá lốt + muối + nước ấm

* Chuẩn bị

  • 1,5 lít nước
  • 30 gram lá lốt tươi
  • 20 gram muối hạt

ngâm chân thùng gỗ, thùng gỗ ngâm chân, công thức pha nước ngâm chân, nước ngâm chân, ngâm chân nước muối, ngâm chân nước sả, ngâm chân nước gừng, ngâm chân lá lốt, ngâm chân ngải cứu, ngâm chân

Lá lốt (Ảnh: Flickr)

* Cách làm

Lá lốt (cả cây-rễ, loại già) rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào 1,5 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm muối vào.

Pha thêm nước lạnh/hoặc để nước hạ nhiệt đến khoảng 40 độ C thì đổ ra chậu gỗ ngâm chân, nhớ ngâm chân qua mắt cá và xoa bóp chân trong quá trình ngâm.

* Công dụng

Ngâm chân bằng lá lốt là bài thuốc để chữa chứng ra mồ hôi tay chân (còn gọi là phong tê thất). Để đạt hiệu quả cần ngâm liên tục 1 lần/ngày trong vòng 5-7 ngày.

Ngoài ra, ngâm chân bằng nước lá lốt còn giúp tốt cho xương khớp, sạch chân, trừ hàn và giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Công thức 5: Ngải cứu + muối + nước ấm

* Chuẩn bị

  • 1,5 lít nước
  • Lá ngải cứu
  • 20 gram muối hạt

ngâm chân thùng gỗ, thùng gỗ ngâm chân, công thức pha nước ngâm chân, nước ngâm chân, ngâm chân nước muối, ngâm chân nước sả, ngâm chân nước gừng, ngâm chân lá lốt, ngâm chân ngải cứu, ngâm chân

Lá ngải cứu (Ảnh: eBay)

* Cách làm

ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó bỏ vào nước sôi và đun sôi thêm 5 phút, bỏ muối vào rồi tắt bếp.

Để nước nguội bớt/hoặc pha thêm nước lạnh để nước nguội bớt ở khoảng trên dưới 40 độ C. Đổ nước ra thùng gỗ ngâm chân trong vòng 30 phút, lau khô chân và đi ngủ.

* Công dụng

Ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp cơ thể loại bỏ được độc tố, chân sẽ đỡ nhức mỏi và dễ chịu hơn. Ngoài ra, ngâm chân bằng lá ngải cứu đều đặn còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, bệnh đau nhức xương khớp thuyên giảm.

Công thức 6: Sả + lá lốt + lá ngải cứu + muối + nước ấm

* Chuẩn bị:

  • 1,5 lít nước
  • 5 nhánh sả tươi
  • Vài nhánh lá lốt
  • Vài nhánh lá ngải cứu
  • 20 gram muối hạt

* Cách làm

Rửa sạch các loại lá trên, sau đó bỏ vào khoảng 1.5 ít nước và muối. Đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút. Chắt lấy nước đã đun và pha thêm nước lạnh vào để nhiệt độ nước ngâm chân khoảng 40 độ C.

Đổ nước vào thùng gỗ ngâm chân, sau đó, đặt ngâm chân ngập đến mắt cá và xoa bóp chân nhẹ nhàng.

* Công dụng

Việc bổ sung thêm lá lốt, ngải cứu khi ngâm chân với sả sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh cảm cúm giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ

Chỉ với một vài gia vị, thảo dược có sẵn trong bếp, bạn có thể tự tạo ra các loại nước ngâm chân đơn giản mà hiệu quả. Đây không chỉ là cách “chữa bệnh” rẻ tiền mà còn là cách chăm sóc bản thân, tạo cảm giác thư thái cho cơ thể. Tại sao bạn lại không làm ngay nhỉ?

Bệnh xương khớp kiêng ăn gì để 'đẩy lùi' bệnh nhanh chóng: Đối với những người mắc bệnh xương khớp việc ăn uống không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên kiêng ăn.
Viêm khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị: Tìm hiểu tổng thể về bệnh viêm khớp vai, bạn có thể dễ dàng phát hiện, điều trị kịp thời cũng như phòng tránh hiệu quả.
Bình luận