Theo một nghiên cứu khoa học mà mà trang tin BFMTV tham khảo vào thứ Tư tuần này, được viết bởi các nhà khoa học Anh, hiện tượng này không chỉ liên quan đến sự nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người gây ra mà mức nhiệt còn được dự đoán sẽ gia tăng. Các khu vực khác trên thế giới đều có thể bị ảnh hưởng.
Đợt nắng nóng đang bao trùm lên Ấn Độ và Pakistan. Nhiệt độ đã ở trên mức bình thường đối với tiểu lục địa trong 2 tháng nay, nhưng kể từ thứ Ba 26/4, một đợt nắng nóng với cường độ hoàn toàn khác đã bắt đầu.
Bầu không khí của khu vực Dadu của Pakistan được đánh giá là 47°C, trong khi thành phố Barmer của Ấn Độ đang chịu đựng cái nóng dưới 45,1°C. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn vào cuối tuần theo dự báo của các địa phương, với sự hình thành của vòm nhiệt có nguy cơ đẩy mức nóng lên tới 50°C.
Một nghiên cứu khoa học được viết bởi các nhà nghiên cứu liên kết với Đại học Hoàng gia London được trang tin BFMTV tham khảo vào thứ Tư tuần này, xác nhận mối liên hệ giữa đợt nắng nóng đang diễn ra này ở Ấn Độ và Pakistan và sự nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người gây ra.
Tài liệu nhận xét rằng hiện tượng này không chỉ còn lặp lại thường xuyên hơn mà nó còn đe dọa các khu vực khác trên thế giới.
Mối liên kết giữa đợt nắng nóng mà Ấn Độ và Pakistan đang phải chịu đựng những ngày này với biến đổi khí hậu không còn làm chúng ta ngạc nhiên nữa. Nghiên cứu do các Tiến sĩ Friederike Otto và Mariam Zacariah của Đại học Hoàng gia Luân Đôn đứng đầu có công trong việc xóa tan hoàn toàn nghi ngờ về mối liên kết này.
"Biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các mức nhiệt độ cao từng được ghi nhận ở Ấn Độ. Trước khi các hoạt động của con người khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta đã từng chứng kiến một đợt nắng nóng tương tự đã xảy ra ở Ấn Độ cứ 50 năm lặp lại một lần. Nhưng bây giờ, hiện tượng này diễn ra thường xuyên hơn và có thể khoảng 4 năm một lần", một người đồng nghiên cứu viết.
Nhiệt độ quá nóng có thể gây hại hơn khi chúng được nhân đôi bởi các yếu tố khác. Ví dụ như ở Ấn Độ và Pakistan, nơi có độ ẩm rất cao ngay cả trước khi bắt đầu có gió mùa. Độ ẩm quá cao sẽ làm cơ thể khó khăn hơn trong việc hạ nhiệt vì khó tiết ra mồ hôi.
Một trong những chuyên gia được nghiên cứu trích dẫn, ông Dileep Mavalankar, giám đốc Viện Y tế Công cộng Ấn Độ ở Gandhinagar kêu gọi tăng cường các biện pháp y tế để hạn chế thảm kịch xảy ra với con người.
"Đây là lời cảnh báo về những gì đang chờ đợi chúng ta trong tháng 5 và tháng 6. Bằng cách quyết định các hành động hiệu quả ngay bây giờ, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn nhiều trường hợp tử vong", ông nói.
Cuối cùng, nghiên cứu do Đại học Hoàng gia London thực hiện cũng nhắm mục tiêu vào các khu vực khác có dấu hiệu dễ bị ảnh hưởng bởi những đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu gây ra.
Kết quả nhận thấy rằng, nhiệt độ tại Argentina và Paraguay là rất khắc nghiệt. Ngoài ra còn có một đợt nắng nóng lớn ở Trung Quốc, đo được cục bộ là 38°C. Cuối cùng, nhiệt độ ghi nhận ở Síp và Thổ Nhĩ Kỳ là 36°C, nhiệt độ này ít gây ấn tượng hơn so với ở Ấn Độ và Pakistan nhưng nằm ở mức rất bất thường trong mùa, theo các nhà nghiên cứu.