Một phần tư cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng

VOH - Nghiên cứu danh sách đỏ của IUCN cho thấy, gần 1/4 số loài cá nước ngọt trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng nóng lên toàn cầu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm.

Theo Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), gần 1/5 số loài nước ngọt bị đe dọa đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, từ những tác động như mực nước giảm, chuyển mùa và nước biển dâng lên các con sông. Trong số các loài được đánh giá, 3.086 trong số 14.898 loài có nguy cơ biến mất.

cá hồi
Cá hồi  gần như bị đe dọa trong danh sách đỏ của IUCN - Ảnh: wildernessofgrace

Cá hồi Đại Tây Dương, trước đây phổ biến và được phân loại là loài ít được quan tâm, hiện gần như bị đe dọa trong danh sách đỏ của IUCN sau khi quần thể loài này trên toàn cầu giảm 23% và biến mất khỏi nhiều con sông ở Anh. 

Loài cá sống ở cả nước ngọt và nước mặn này đã bị ảnh hưởng do mất môi trường sống trên diện rộng, tình trạng nóng lên toàn cầu và các con đập ngăn cản việc tiếp cận các địa điểm sinh sản. 

Việc nuôi cá hồi cũng làm suy yếu khả năng thích ứng với tình trạng nóng lên toàn cầu trong khi loài cá hồi hồng Thái Bình Dương xâm lấn đang lan rộng khắp Bắc Âu.

“Cá nước ngọt chiếm hơn một nửa số loài cá được biết đến trên thế giới, một sự đa dạng khó hiểu vì hệ sinh thái nước ngọt chỉ chiếm 1% môi trường sống dưới nước. Những loài đa dạng này không thể thiếu đối với hệ sinh thái và rất quan trọng đối với khả năng phục hồi của nó. 

Kathy Hughes, đồng chủ tịch nhóm chuyên gia về cá nước ngọt của IUCN cho biết, điều này rất cần thiết đối với hàng tỷ người sống dựa vào hệ sinh thái nước ngọt và hàng triệu người sống dựa vào nghề cá của họ.

Bà nói: “Đảm bảo hệ sinh thái nước ngọt được quản lý tốt, duy trì dòng chảy tự do với đủ nước và chất lượng nước tốt là điều cần thiết để ngăn chặn sự suy giảm loài và duy trì an ninh lương thực, sinh kế và nền kinh tế trong một thế giới thích ứng với khí hậu”.

Theo các nhà khoa học, rùa xanh ở Trung Nam Thái Bình Dương và Đông Thái Bình Dương cũng có nguy cơ biến mất. 

Chúng là sản phẩm đánh bắt phụ chủ yếu trong đánh bắt cá công nghiệp và thủ công trong khi trứng của chúng là món ngon ở một số quốc gia. Nhiệt độ toàn cầu tăng cũng ảnh hưởng đến khả năng nở thành công của chúng và nhiệt độ nước biển tăng đang làm ngập tổ.

Nhiều loài đang được bảo tồn hiệu quả

Đánh giá mới nhất cho thấy, loài gỗ gụ, cá hồi Đại Tây Dương và rùa xanh đang ngày càng bị đe dọa, theo đánh giá khoa học, nhưng có tin tốt về loài linh dương saiga, loài đã chuyển từ loại cực kỳ nguy cấp sang gần bị đe dọa sau khi quần thể tăng thêm 1.100 con chỉ trong 7 năm, chủ yếu ở Kazakhstan.

linh dương saiga
Linh dương saiga - Ảnh: Bricanica

Việc đưa linh dương sừng kiếm trở lại ở Tchad là một câu chuyện thành công khác. Loài động vật có vú lớn thứ tư trên thế giới từng phổ biến ở Sahel nhưng đã biến mất vào những năm 1990 sau khi bị săn bắt quá mức. 

Những nỗ lực tái hòa nhập từ điều kiện nuôi nhốt đã dẫn đến quần thể tăng lên 140 cá thể trưởng thành ở khu bảo tồn động vật Ouadi Rimé-Ouadi Achim ở Tchad. Nó được xếp vào loại dễ bị tuyệt chủng và các nhà khoa học cho biết, nó đang bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng khí hậu.

“Bản cập nhật của Danh sách đỏ IUCN cho thấy sức mạnh của các nỗ lực bảo tồn phối hợp ở địa phương, quốc gia và quốc tế. Những câu chuyện thành công như câu chuyện về linh dương sừng kiếm cho thấy bảo tồn có hiệu quả. Để đảm bảo kết quả của hành động bảo tồn được bền vững, chúng ta cần giải quyết dứt điểm các cuộc khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học có mối liên hệ với nhau”, Chủ tịch IUCN, Razan Al Mubarak cho biết.

Gỗ gụ lá lớn, một trong những loại cây được săn lùng nhiều nhất về mặt thương mại trên hành tinh, hiện được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng sau khi số lượng loài này giảm 60% trong 180 năm qua do thu hoạch không bền vững. 

Gỗ gụ vẫn có giá trị để làm đồ nội thất, nhạc cụ và đồ trang trí, điều này đã dẫn đến việc khai thác gỗ bất hợp pháp trên khắp Trung và Nam Mỹ.

Bình luận