Cụ thể, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc trong tháng 7 là 49,2 điểm. Trên 50 nghĩa là hoạt động sản xuất công nghiệp tăng, ngược lại là đi xuống. Tuy vậy, đây là con số tăng nhẹ so với 49 điểm của tháng 6.
Nếu điều này là sự thật, tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Trung Quốc, thậm chí còn trầm lắng hơn trong thời kỳ Covid-19 hoành hành.
Nền kinh tế số 2 thế giới tăng trưởng yếu trong 2 quý đầu năm, do nhu cầu tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu không cao. Điều này gây áp lực cho chính phủ, trong việc điều chỉnh chính sách, để kích thích quá trình phục hồi sau đại dịch.
Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc, tuần trước trong 1 cuộc họp cho biết, chính phủ sẽ đẩy mạnh các chính sách điều tiết nền kinh tế, nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tăng cường niềm tin và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư lẫn hoạt động kinh doanh.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, các chính sách khó tạo được chuyển biến lớn, bởi nhiều nguyên nhân, như xuất khẩu không thể phục hồi sớm, hoặc rủi ro nợ ngày càng cao, cả nợ chính phủ, nợ địa phương lẫn nợ của các doanh nghiệp. Một số ý kiến thậm chí cho rằng, GDP Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng 5% trong năm 2023.
Dự kiến PMI và các chỉ số quan trọng khác của tháng 7, sẽ được chính phủ Trung Quốc công bố chính thức vào đầu tháng 8 tới.