Đánh thuế túi nilon gây khó cho doanh nghiệp

(VOH) - Ngày 10/2, Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo nhằm đánh giá những thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp ngành nhựa kể từ khi áp dụng Luật thuế môi trường do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1-1-2012.

Sau một tháng thực hiện, hầu hết các DN đều rất lúng túng, hoặc sản xuất cầm chừng để chờ đợi các văn bản cụ thể hướng dẫn thực thi luật thuế môi trường. Vì cho đến nay nhiều cán bộ thuế vẫn chưa thể hướng dẫn cho doanh nghiệp cách thức kê khai loại thuế trên như thế nào. Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ, áp dụng mức thuế khoán thì càng khó hơn. Việc thiếu tiêu chí đánh giá và chứng nhận bao bì tự hủy đã và đang tạo ra sự bất công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.

Đồng thuận với những bức xúc trên, nhiều DN đồng loạt cho rằng, với việc bị đánh thuế với mức từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/kg như hiện nay thì nhiều DN sẽ phải đóng cửa, vì không có thời gian chuyển đổi sang sản xuất những sản phẩm có lợi cho môi trường hơn.

Sau khi lắng nghe ý kiến phản hồi từ các hội viên, ông Hồ Đức Lam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội Nhựa Việt Nam cho biết:

 

Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát trong năm 2010 của Cục Kiểm soát ô nhiễm tại 5 tỉnh, thành đại diện cho 3 vùng miền: Mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1 kg túi nilon /hộ/tháng; riêng tại TP. Hồ Chí Minh trung bình sử dụng 5-9 triệu túi/ngày, tương đương 34-60 tấn/ngày.

Từ thực tế trên, dự thảo đề án đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2017, ở khu vực đô thị 85% tổng lượng chất thải là bao bì nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; giảm 50% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và giảm 40% tại các chợ dân sinh so với năm 2010, đưa các loại bao bì thân thiện môi trường vào thay thế. Ở khu vực nông thôn, 40% tổng lượng chất thải bao bì từ túi nilon được thu gom và xử lý, giảm 20% túi nilon được sử dụng. Cùng với đó, nhiều giải pháp về chính sách, giáo dục, nâng cao nhận thức, khoa học công nghệ, chế độ về ưu đãi, huy động nguồn lực...cũng đã được đưa ra. Trong đó, Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực ngày 1/1/2012 có quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường phải chịu thuế, trong đó túi ni lông là một trong những sản phẩm phải chịu mức thuế cao, cho thấy mức độ quyết tâm Việt Nam trong tiến trình hạn chế, giảm thiểu các vấn đề môi trường do sử dụng và thải bỏ các loại bao bì khó phân hủy gây ra.

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, theo thống kê của Hiệp hội ngành nhựa Trung Quốc, nước này hiện sử dụng 3 tỷ túi nhựa/nilon mỗi ngày. Mỗi năm Trung Quốc sử dụng 37 triệu thùng dầu thô để sản xuất hơn 1 nghìn tỷ túi nilon. Chính vì vậy, cùng với mong muốn giảm thiểu việc sử dụng các loại túi nhựa plastic, túi nilon, Trung Quốc nỗ lực giảm thiểu lượng tiêu thụ năng lượng cũng như các nguồn thải khí gây ô nhiễm.

Việc tiêu thụ túi nhựa đã được giảm khoảng 700.000 tấn. Điều này đồng nghĩa với việc từ 2,4 – 3,0 triệu tấn dầu thô có thể được tiết kiệm mỗi năm, và các kênh khí thải đi-ô-xít các-bon cũng có thể được giảm xuống từ 7,6-9,6 tấn, RDEC phân tích.

Bên cạnh Trung Quốc, nhiều nước khác cũng đã có quy định cấm và hạn chế sử dụng túi nilon nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, trong đó có Ai-len, Rwanda và Bangladesh. Dự kiến Italia cũng sẽ áp dụng lệnh cấm vào năm 2010.

Bình luận