Giá lúa gạo ngày 27/9 tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với gạo nguyên liệu, thị trường khá trầm lắng. Nhiều thương lái ngưng mua do mưa nhiều.
Hôm nay thị trường giao dịch chậm, các nhà máy khu vực An Giang chào bán mức giá ổn định với gạo nguyên liệu trắng các loại, giao dịch chốt lai rai.
Tại Cần Thơ, giá gạo trắng nguyên liệu cao song ít người mua. Tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, giá gạo các loại bình ổn.
Tại An Giang, nếp AG (khô) ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; nếp Long An (khô) còn 9.100 - 9.200 đồng/kg; lúa tươi IR 50404 dao động trong khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg; Đài thơm 8 tươi 7.800 - 8.100 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 7.600 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 8.200 - 8.400 đồng/kg; lúa Nhật ổn định 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 15.000 đồng/kg.
Gía gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg, trong khi gạo thành phẩm giữ ổn định so với hôm qua. Giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 12.000 – 12.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động quanh mức 13.950-14.050 đồng/kg.
Giá phụ phẩm cũng duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng, giá tấm IR 504 ở mức 12.000-12.100 đồng/kg; giá cám khô dao động quanh mốc 6.650 - 6.750 đồng/kg.
Ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) cho biết, hiện nay giá lúa hàng hóa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm bình quân khoảng 400 - 500 đồng/kg so với tháng trước. Lúa nguyên liệu loại làm ra gạo 5% tấm giá trước đây là 8.100 - 8.200 đồng/kg thì nay còn khoảng 7.700 đồng/kg. Do nguồn cung nội địa khan hiếm, một số đơn vị phải nhập khẩu lúa từ Campuchia với giá mua tại các địa phương phía bạn là 7.500 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000 – 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo nàng nhen 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.500 - 17.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Giá gạo tại chợ Thị Nghè
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ Thị Nghè (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- ST25 –ruộng tôm |
kg |
27.000 |
- |
- Gạo Tóc Tiên |
kg |
32.000 |
- |
- Gạo nàng thơm |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo Lài bún ST24 |
kg |
26.000 |
- |
- Gạo Lài Miên |
kg |
23.000 |
- |
-Gạo Đài Loan XK |
kg |
21.000 |
- |
-Gạo Campuchia |
kg |
22.000 |
- |
-Gạo Đài Loan sữa |
kg |
24.000 |
- |
-Gạo Lài sữa |
kg |
19.000 |
- |
-Gạo Tài nguyên Chợ Đào |
kg |
20.000 |
- |
-Gạo Nàng Hoa GC |
kg |
19.000 |
- |
-Gạo Đài Loan đặc biệt |
kg |
17.500 |
- |
-Gạo Thơm Lài GC |
kg |
17.500 |
- |
-Gạo Thơm Lài |
kg |
17.000 |
- |
-Gạo Hương Lài |
kg |
17.500 |
- |
-Gạo Tài Nguyên |
kg |
18.000 |
- |
-Gạo Thơm Mỹ |
kg |
17.000 |
- |
-Gạo Thơm Thái |
kg |
16.000 |
- |
- Nếp ngỗng |
kg |
20.000 |
- |
-Nếp Bắc |
kg |
28.000 |
- |
-Nếp sáp |
kg |
16.000 |
- |
-Gạo lứt Huyết Rồng |
kg |
26.000 |
|
Giá gạo tại siêu thị
Giá gạo tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu
Gạo Thơm ST 25 Vua Gạo 5kg, giá bán 190.000đ; Gạo thơm làng ta Vua Gạo 5kg 114.200 đ; Gạo thơm hương Việt Vua Gạo 103.300 đ; Gạo thơm đậm đà Vua Gạo 5kg, giá bán 160.000đ; Gạo thơm phù sau Vua Gạo 5kg giảm còn 138.9000đ; Gạo Louis gold 5kg, giá bán 126.000đ; Gạo trắng Xuân Hồng 5kg, giá bán 77.900đ; Gạo thơm Lài Lotus 5kg, giá bán 121.500 đ; Gạo Japonica Neptune 5kg, giá bán 162.000đ; Gạo thơm Jasmine Xuân Hồng 5kg, giá bán 83.500đ; Gạo Tài Nguyên Xuân Hồng 5kg, giá bán 110.500đ; Gạo nàng thơm Xuân hồng 5kg, giá bán 122.500đ; Gạo Nhật Fuji Sakura 5kg, giá bán 185.000đ; Gạo thơm St25 Ita rice 5kg, giá bán 180.000đ; Gạo Nàng Mai Ita rice 5kg, giá bán 163.800đ; Gạo ngon Cỏ May 5kg, giá bán 101.000đ; Gạo thơm Lài Xuân Hồng 5kg, giá bán 105.900đ; Gạo nàng thơm Xuân Hồng 5kg, giá bán 122.000đ; Gạo Nàng Hoa Minh Tâm 5kg, giá bán 116.900đ; Gạo Tài Nguyên Minh Tâm 5kg, giá bán 122.900đ.
Giá gạo tại Bách Hóa Xanh
Gạo Lài Hương Đồng Việt 5kg, giá bán 106.300 đ; Gạo lài sữa Đồng Việt 5kg, giá bán 90.000đ; Gạo ST 25 thượng hạng Đồng Việt 5kg, giá bán 120.000đ, giảm 24.000 đồng/kg.
Gạo thơm Vua Gạo làng ta túi 5kg 99.000 đ, giảm 19.800 đ; Gạo thơm Vua Gạo ST25, 7kg, giá bán 166.000đ, giảm 23.714đ; Gạo thơm Vua Gạo Phù Sa 2kg, giá bán 42.000đ, giảm 21.000đ; Gạo thơm Vua Gạo Phù Sa 5kg, giá bán 110.000đ, giảm 22.000đ; Gạo thơm Vua Gạo đậm đà 5kg 160.000đ; Gạo thơm Vua Gạo ST25 Lúa Tôm 5kg, giá bán 195.000đ
Gạo thơm Aan ST25 5kg, giá bán 170.000đ; Gạo thơm AAn ST24 5kg 160.000đ; Gạo thơm AAn ST21 5kg, 140.000đ.
Tình hình xuất khẩu gạo và giá thế giới
Giá gạo xuất khẩu chốt ngày 28/9 đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 613 USD/tấn; Giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 598 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan đã tăng nhẹ trở lại sau khi Philippines tuyên bố không giảm thuế nhập khẩu gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Philippines cùng với Trung Quốc sẽ là 2 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm nay với sản lượng đến 3,5 triệu tấn.
Theo Reuters, ngày 26.7, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc họp với các quan chức kinh tế và nông nghiệp. Quyết định được đưa ra sau cuộc họp là tiếp tục áp thuế nhập khẩu gạo 35%, thay vì giảm xuống 10% hoặc 0% như một số đề xuất trước đó. Ngoài ra duy trì mức giá trần đối với giá bán lẻ mặt hàng gạo. Người đứng đầu chính phủ cho rằng, hiện tại "không phải là thời điểm thích hợp để giảm thuế" do dự báo giá gạo thế giới sẽ giảm.
Tính đến ngày 14.9, Philippines đã nhập khẩu 2,41 triệu tấn gạo, theo dữ liệu của cơ quan chức năng nước này công bố. Sau khi áp dụng giá trần với mặt hàng gạo tiêu thụ nội địa, các nhà nhập khẩu nước này đã tạm đình chỉ các hoạt động.
Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục ghi nhận những gam màu sáng khi các doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng mới.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nhiều doanh nghiệp vừa ký thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo cho hết quý IV năm nay.
Đáng chú ý, vào giữa tháng 9 này, phía Indonesia thông báo sẽ mua 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tương tự, nhiều nước khác cũng đang tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam để bù vào nguồn thiếu hụt do Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu.
Tính đến đầu tháng 9 này, xuất khẩu gạo mang về 3,17 tỷ USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục ngành gạo đạt được. Rõ ràng thị trường xuất khẩu đang rộng mở, tuy nhiên việc giá tăng "nóng" thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề cho ngành gạo Việt Nam.
Một kg gạo doanh nghiệp mua vào với giá 15.000 đồng. So với cùng kỳ năm 2022, giá đã tăng đến 40%. Đầu vào tăng kỷ lục khiến các doanh nghiệp gạo gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu.
Hiện 1 kg lúa tươi có giá từ 7.800 - 8.200 đồng. Giá nguyên liệu tăng nóng đã đẩy giá gạo xuất khẩu liên tục lập đỉnh, có thời điểm lên mức 640 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan, Ấn Độ. Không chấp nhận, nhiều đối tác quay lưng, buộc các doanh nghiệp gạo trong nước phải giảm giá bán.
Giá xuất khẩu giảm buộc các nhà máy phải hạ giá thu mua nguyên liệu khiến nông dân phải chịu thiệt thòi, vì vậy cần sớm có giải pháp để giữ giá tốt cho hạt gạo Việt Nam.