Chờ...

Giá Bitcoin hôm nay 21/6: Giữ mức giảm ở 35.000 USD

(VOH) - Giá Bitcoin hôm nay 21/6 giảm nhẹ, Bitcoin duy trì đà giảm kéo theo nhiều đồng tiền khác giảm giá. Tội phạm mạng có thể đe dọa tương lai bitcoin?

Giá Bitcoin hôm nay 21/6 ghi nhận vào thời điểm 10h00, giảm xuống mức 35,119.31, giảm 1,34% so với 24 qua.

Giá Bitcoin hôm nay 21/6/2021: Giữ mức giảm ở 35.000 USD 1

Trong top 10 đồng tiền giá trị cao trên thị trường, có 6/10 đồng tiền tăng giá so với 24h qua.

Giá Bitcoin hôm nay 21/6/2021: Giữ mức giảm ở 35.000 USD 2

Đồng tiền lớn thứ 2, Ethereum tăng nhẹ 0,45%, xuống 2.189,51 USD.

Tether ghi nhận ở 1,00 USD.

Binance coin giảm 0,36%, còn 332,77 USD.

Cardano có giá 1,39 USD, tăng nhẹ mức 0,30% trong ngày.

Dogecoin mất nhiều nhất top 10 4,53%, xuống 0,2672 USD.

Ripple giảm mạnh khi mất 1,17% trong 24 giờ qua, xuống 0,7406 USD.

Polkadot giảm 1,54% xuống 19,93 USD.

USD Coin ghi nhận ở 1,00 USD, tăng nhẹ 0,13% trong ngày.

Bitcoin Cash giảm 1,62%, còn 542,85 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 8h39 ở 1.482,22 tỷ USD, thấp hơn 25,71 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Giá Bitcoin hôm nay 21/6/2021: Giữ mức giảm ở 35.000 USD 3
Ảnh minh họa - Internet 

Goldman Sachs mâu thuẫn về việc bitcoin là "một loại tài sản đầu tư"

Goldman Sachs đang lưỡng lự về việc khẳng định tài sản kỹ thuật số là một khoản đầu tư giá trị.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs lại quay đầu với bitcoin lần nữa khi phải định nghĩa vai trò đầu tư của tài sản này.

Ngân hàng đầu tư này thay đổi cách tiếp cận với tiền kỹ thuật số trong một báo cáo mới đưa ra trong tuần khẳng định tiền kỹ thuật số không phải một "khoản đầu tư bền vững".

Theo báo cáo với tựa đề "Tài sản kỹ thuật số: Cái đẹp không nằm trong ánh nhìn của người nắm giữ", khẳng định bitcoin không phải "nơi lưu trữ giá trị lâu dài hay một loại tài sản đầu tư".

Trong báo cáo ngày 21/5 "Tiền kỹ thuật số: Một loại tài sản mới?" của Matthew McDermot, giám đốc toàn cầu mảng tài sản kỹ thuật số của Goldman Sachs, nói: "Bitcoin giờ đây được xem là một loại tài sản đầu tư".

Tại sao tội phạm mạng có thể đe dọa tương lai bitcoin?

Trong thế giới tội phạm mạng, tiền ảo ngày càng trở thành một công cụ đắc lực. Chính điều này đã đặt các đồng tiền như bitcoin vào tầm ngắm của nhiều cơ quan quản lý và thực thi pháp luật quốc tế.

Không lâu sau khi bitcoin ra mắt vào năm 2009, kẻ gian đã nhận ra sức hấp dẫn của đồng tiền ảo lớn nhất thế giới. Đến nay, các cơ quan thực thi pháp luật ngày càng thành thạo trong việc theo dõi các giao dịch bitcoin và tịch thu tiền ảo bất chính.

Song, khả năng thanh toán mà không cần các cơ quan tài chính trung gian của bitcoin lại chính là mảnh đất màu mỡ cho hành vi buôn bán hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp trên mạng, thậm chí là rửa tiền.

Trong một báo cáo năm 2019, ba nhà nghiên cứu Sean Foley, Jonathan Karlsen và Tālis Putniņš ước tính rằng 46% giao dịch bitcoin được thực hiện trong giai đoạn 1/2009 - 4/2017 có liên quan đến các hoạt động phi pháp.

Gần đây, một loạt các cuộc tấn công mạng nhắm vào những doanh nghiệp lớn càng khiến công chúng và chính phủ nhiều nước e ngại về vai trò của tiền ảo trong các phi vụ phạm pháp. Trong các vụ tấn công này, tin tặc thường khóa hệ thống và dữ liệu của nạn nhân, sau đó yêu cầu tiền chuộc, thường là bằng bitcoin.

Hồi đầu tháng 6, FBI đã thu hồi được 2,3 triệu USD bitcoin trả cho DarkSide, băng nhóm tội phạm mạng đứng sau vụ tấn công làm tê liệt đường ống dẫn nhiên liệu Colonial Pipeline. Tuy nhiên, DarkSide được cho là đang hoạt động ở Nga nên giới chức Mỹ không thể tóm được các thành viên của băng đảng này.

Một điểm khác là các tổ chức không thể dễ dàng tăng cường bảo mật kỹ thuật số đến mức nằm ngoài tầm ngắm của tin tặc. Hệ thống bảo vệ thông tin mà chúng ta đang dựa vào quá phức tạp và có nhiều lỗ hổng.