Giá cà phê hôm nay 1/8/2022: Điều chỉnh tăng nhẹ

(VOH) Giá cà phê ngày 1/8 tăng nhẹ, sức mua đã mạnh hơn. Thị trường cà phê khởi sắc do các nhà kinh doanh tính lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) được giá.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 44.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 43.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 44.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 43.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 44,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 44,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 44,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 44,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 44,400 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48,400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

44,000

+100

Lâm Hà (Robusta)

44,000

+100

 Di Linh (Robusta)

43,900

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

44,5 00

+100

Buôn Hồ (Robusta)

44,400

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

44,400

+100

Ia Grai (Robusta)

44,400

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

44,400

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

44,400

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

48,400

+100

FOB (HCM)

2085

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 1/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Cà phê trong nước có tháng tăng tốt, thêm đến gần 2.000 đồng/kg so với đầu tháng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do các nhà kinh doanh tính lợi nhuận trên đồng ngoại tệ (USD) được giá khi thu về. Do vậy khi đồng USD tăng, khiến VND trượt giá so với USD.

Theo nhận định của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021. Nguyên nhân do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong, hoặc nhân rất bé do người dân không có vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 đạt 1,62 triệu tấn, trong khi sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2021-2022 chỉ đạt hơn 1,5 triệu tấn với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là Robusta.

Trong quý 3/2022, tuy không có cà phê để thu hoạch, nhưng giới thương nhân Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Đến tháng 11 sẽ có cà phê vụ mới được thu hoạch. Với mức giá được duy trì như hiện nay thì cả năm 2022 ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 1/8, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.030 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.028 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022, ở mức 217,2 cent/lb, giao tháng 12/2022, ở mức 213,8 cent/lb.

Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 47 USD/tấn, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 1,35 cent/lb. Cùng đà tăng của 2 sàn kỳ hạn, giá cà phê trong nước tăng 1.800 đồng/kg trong tuần này. Kết thúc tuần, Robusta trên sàn London lên cao nhất tháng 7/2022. Dù có tuần cuối khởi sắc, nhưng tựu chung thị trường tháng 7/2022, giá cà phê vẫn giảm. Trong đó Arbica mất đến hơn 17 cent/lb, còn Robusta giảm nhẹ.

Với những số liệu về triển vọng sản lượng cà phê thời gian tới, giá cà phê được dự đoán sẽ tiếp tục chịu áp lực khi nguồn cung dồi dào.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao.

Cùng lúc đó, tình hình lạm phát tăng cao và các đồng Yên Nhật, EUR mất giá cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các nước.

Ngày 13/7, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 6 đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1981.

Còn tại Châu Âu, theo cơ quan thống kê Eurostat, lạm phát ở khu vực đồng euro trong tháng 5 ước đạt 8,1% tính theo năm và đây sẽ là mức cao tuyệt đối kể từ khi ra đời đồng tiền chung châu Âu.

Việc lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi chi tiêu của người dân các nước. Họ sẽ có xu hướng ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, lương thực. Trong khi đó, với nhiều nơi cà phê không phải là mặt hàng thiết yếu cũng không phải là mối ưu tiên hàng đầu.

giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 15 USD, lên 2.030 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 14 USD, lên 2.028 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.  Giá Robusta London lên đứng ở mức cao 4 tuần.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 1,20 cent, xuống 217,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,80 cent, còn 213,80 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê kỳ hạn diễn biến trái chiều tương tự như phiên ngày hôm qua, sụt giảm ở New York và duy trì đà tăng ở London. Giá cà phê Robusta còn có thêm sự hỗ trợ của báo cáo kinh tế khu vực Eurozone vẫn tăng trưởng vững chắc, cho dù đang xảy ra chiến cuộc khốc liệt ở Đông Âu và khủng hoảng năng lượng trong khu vực đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

Cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong sinh hoạt của người dân Hàn Quốc. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng tại thị trường này. Đây là động lực để ngành cà phê Hàn Quốc tăng trưởng và phát triển ổn định.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 5/2022, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê từ các thị trường trên thế giới đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn, trị giá 110,5 triệu USD.

Con số này giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 54,6% về trị giá, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc đạt xấp xỉ 78,4 nghìn tấn, trị giá 469 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 36,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang, chưa loại bỏ caffeine (HS 090111), tỷ trọng chiếm 85,87% tổng lượng, đạt 67,31 nghìn tấn, trị giá 319,94 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, đã khử caffeine (HS 090112), tỷ trọng chiếm 3,09% tổng lượng, đạt 2,42 nghìn tấn, trị giá 16,52 triệu USD, tăng 154,1% về lượng và tăng 218,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Bình luận