Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 44.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 43.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 43.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 43.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 44,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 44,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 44,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 44,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44,300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức 44,300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 48,300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
43,900 |
+500 |
Lâm Hà (Robusta) |
43,900 |
+500 |
Di Linh (Robusta) |
43,800 |
+500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
44,4 00 |
+500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
44,300 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
44,300 |
+500 |
Ia Grai (Robusta) |
44,300 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
44,300 |
+500 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
44,300 |
+500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
48,300 |
+500 |
FOB (HCM) |
2085 |
Trừ lùi: +55 |
Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc tăng 15%/năm, tập trung vào các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến sâu 3 trong 1. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo đây là hướng đi tốt cho doanh nghiệp nâng cao thị phần và giá trị gia tăng cho cà phê Việt tại Trung Quốc.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 21.450 tấn cà phê, tương đương 66 triệu USD, giảm 24% về lượng nhưng tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam thông tin trong khi các thị trường khác chủ yếu nhập khẩu cà phê nhân, thô thì Trung Quốc lại có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm cà phê hòa tan, chế biến sâu.
Cụ thể, xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, 3 trong 1 đạt khoảng 8.352 tấn, tương đương 41 triệu USD, chiếm 62% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm.
Thực tế, tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt có thể tập trung vào phân khúc này để nâng cao giá trị gia tăng.
Ông Tôn Chính, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề cà phê Trùng Khánh cho biết nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Chính vì vậy, tiềm năng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Trung Quốc còn rất lớn.
Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc không ngại khám phá những lối sống mới cũng là một đặc điểm thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến sâu tại thị trường này.
Nắm bắt xu hướng này,một số thương hiệu Việt Nam chinh phục thị trường Trung Quốc nhờ đầu tư cho chế biến sâu như Trung Nguyên, An Thái, Phương Vi, K+…
Mặt khác, logistics từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng thuận lợi và gần hơn so với các thị trường khác như Mỹ, EU. Doanh nghiệp có thể vận chuyển cà phê bằng cả đường biển và đường sắt.
Còn vận chuyển đường biển đến Khâm Châu (Quảng Tây) thì sau đó, doanh nghiệp vẫn phải dùng đường sắt vận chuyển đến Trùng Khánh và các tỉnh thành khác nên chi phí cao hơn”, ông Chính phân tích.
Thị trường Trung Quốc càng hấp dẫn, sức cạnh tranh ở đây càng lớn. Ngoài mua cà phê của Việt Nam, Trung Quốc còn nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường khác như Brazil, Indonesia, và nhập cà phê chế biến sẵn từ Mỹ, các nước châu Âu.
Chuyên gia này khuyến cáo doanh nghiệp Việt nên chú trọng phân loại cà phê theo các cấp độ giúp giảm tải các chi phí vận chuyển và tăng giá trị lợi nhuận, khẳng định được thương hiệu.
Còn theo kinh nghiệm của ông Ly Wilson, đại diện tập đoàn cà phê Trung Nguyên tại Thượng Hải, doanh nghiệp cà phê Việt muốn có chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc cần phải xây dựng mạng lưới phân phối từ đại lý, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa hay bán hàng bằng hình thức livestream.
Đặc biệt, hình thức bán sản phẩm cho các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ đang phát huy tác dụng hiệu quả vì qua hình thức tiêu thụ từng gói nhỏ, sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục trái chiều khi USDX suy yếu đã hỗ trợ hầu hết các đồng tiền mới nổi lấy lại giá trị…
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 30/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 15 USD, lên 2.030 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 14 USD, lên 2.028 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Giá Robusta London lên đứng ở mức cao 4 tuần.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 1,20 cent, xuống 217,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 giảm thêm 0,80 cent, còn 213,80 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn diễn biến trái chiều tương tự như phiên ngày hôm qua, sụt giảm ở New York và duy trì đà tăng ở London. Giá cà phê Robusta còn có thêm sự hỗ trợ của báo cáo kinh tế khu vực Eurozone vẫn tăng trưởng vững chắc, cho dù đang xảy ra chiến cuộc khốc liệt ở Đông Âu và khủng hoảng năng lượng trong khu vực đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao.
Cà phê đã trở thành một phần quan trọng trong sinh hoạt của người dân Hàn Quốc. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng tại thị trường này. Đây là động lực để ngành cà phê Hàn Quốc tăng trưởng và phát triển ổn định.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 5/2022, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê từ các thị trường trên thế giới đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn, trị giá 110,5 triệu USD.
Con số này giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 54,6% về trị giá, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc đạt xấp xỉ 78,4 nghìn tấn, trị giá 469 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 36,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang, chưa loại bỏ caffeine (HS 090111), tỷ trọng chiếm 85,87% tổng lượng, đạt 67,31 nghìn tấn, trị giá 319,94 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, đã khử caffeine (HS 090112), tỷ trọng chiếm 3,09% tổng lượng, đạt 2,42 nghìn tấn, trị giá 16,52 triệu USD, tăng 154,1% về lượng và tăng 218,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.