Chờ...

Giá cà phê hôm nay 10/5/2022: Bất ngờ lao dốc theo sự suy yếu của cà phê thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 10/5 giảm mạnh 1.000 đồng/kg. Trên sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%, thấp nhất trong 6 tháng qua.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm mạnh 1.000 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà sụt giảm mạnh 1.000đồng/kg, ở mức 39.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 1.000đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 1.000đồng/kg, giá ở Pleiku là 39,900đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39,900đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 1.000đồng/kg, dao động  ở  39,800đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 1.000đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  43.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,400

-1.000

Lâm Hà (Robusta)

39,400

-1.000

 Di Linh (Robusta)

39,300

-1.000

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,000

-1.000

Buôn Hồ (Robusta)

39,900

-1.000

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,900

-1.000

Ia Grai (Robusta)

39,900

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

39,900

-1.000

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,800

-1.000

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,900

-1.000

FOB (HCM)

2.075

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 10/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Năm 2021, thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn có xu hướng tăng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Do đó, hầu hết các quốc gia có dung lượng thị trường lớn đều tăng nhập khẩu cà phê phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và ngành công nghiệp sản xuất cà phê chế biến, ngoại trừ Anh giảm 6,2% so với năm 2020.

Đối với ngành cà phê Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất và thông quan hàng hóa diễn ra không thuận lợi. Nhiều thị trường nhập khẩu lớn tăng nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung khác, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Dự báo trong quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tự do đang tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Tuy nhiên, giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3/2022 và tháng 4/2022 có xu hướng giảm do áp lực nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn do lạm phát tăng cao.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm nhẹ

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 10/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 63 USD/tấn ở mức 2.020 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 59 USD/tấn ở mức 2.020 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 4,35 cent/lb, ở mức 206,10 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 4,4 cent/lb, ở mức 206,05 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 10/5/2022: Bất ngờ lao dốc theo sự suy yếu của cà phê thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 10/5/2022: Bất ngờ lao dốc theo sự suy yếu của cà phê thế giới 3

Thị trường cà phê thế giới tiếp tục có phiên giảm sâu, mất 2 - 3% trong phiên. Sàn London mất 3,02%, còn tỷ giá USD neo ở mức cao đã đẩy Arabica giảm 2,07%. Kết quả trên đã đẩy Arabica ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua.

Ngoài yếu tố tiền tệ, tồn kho đạt chuẩn trên sàn London tăng, thời tiết có mua tại những vùng cà phê trọng điểm của Brazil đã góp phần đề giá cà phê thế giới về gần vùng nguy kịch.

Ngoài ra, nguyên nhân đã làm giá cà phê kỳ hạn sụt giảm phải kể đến áp lực từ vụ mùa năm nay đang thu hoạch ở các vùng Conilon Robusta và tiếp theo sau sẽ là vùng Arabica.

Trong khi đó cuộc xung đột tại Đông Âu kéo dài, lạm phát vượt mức, kinh tế toàn cầu suy thoái cùng dịch bệnh Covid vẫn còn hoành hành, chính sách phong tỏa của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang trì trệ càng thêm nghiêm trọng, làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao không chỉ trong ngắn hạn.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, các hãng tàu biển cho biết tình trạng ùn ứ hàng và lịch khởi hành tàu viễn dương từ cảng container lớn nhất thế giới là Thượng Hải qua các cảng Seattle (Mỹ) và các cảng chính Châu Âu đã bị kéo dài thêm 4 ngày. Cộng với tình hình chiến sự tại Ukraine ngày càng căng thẳng, nên chuẩn bị tinh thần cho một mùa Hè kém sức mua nhập khẩu từ các nước tiêu thụ. Mùa Hè vốn là thời kỳ tiêu thụ cà phê ít nhất trong năm nay lại càng kém hơn.

Trái ngược với sự sụt giảm của cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 3 tiếp tục tăng mạnh 18,7% lên 1,3 triệu bao. Trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có tổng cộng 6,5 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên thế giới, tăng 13% so với 5,8 triệu bao trong cùng kỳ của vụ trước.

Với kết quả này, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 9,8% (tính trung bình 12 tháng) vào tháng 3/2022 từ 8,9% trong tháng 3/2021.

Trong 6 tháng qua, Việt Nam và Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu, tăng lần lượt là 167.000 bao và 108.000 bao so với cùng kỳ. Xuất khẩu của Brazil, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng 265.000 bao.

Trong tháng 3, chỉ có duy nhất cà phê rang xay có lượng xuất khẩu giảm 2,1% xuống 78.000 bao.