Chờ...

Giá cà phê hôm nay 10/9: Tiếp tục suy yếu trên cả 2 sàn

(VOH) Giá cà phê ngày 10/9 suy yếu trên cả 2 sàn tiếp đà đi xuống trên thị trường thế giới. Giá trong nước giảm 200- 300 đồng/kg theo giá thế giới.

Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm

Theo khảo sát giá trực tuyến ngày 10/9, lúc 6h55 (giờ Việt Nam), giá cà phê tiếp tục đi xuống, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tiếp tục giảm 28 USD/tấn về mức 2.050USD/tấn, giao tháng 1/2022  gỉảm 11 USD/tấn về mức 2.038 USD/tấn. Cấu trúc giá Robusta nghịch đảo liên tục duy trì lo ngại thiếu hàng cục bộ

Giá cà phê hôm nay 10/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 cũng giảm 2,75 cent/lb ở mức 187,45 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,70 cent/lb về  mức 190,2 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 10/9: Tiếp tục suy yếu trên cả 2 sàn trong nước và thế giới 2
Giá cà phê hôm nay 10/9: Tiếp tục suy yếu trên cả 2 sàn trong nước và thế giới 3

Giới chuyên gia nhận định, giá cà phê tuần này còn tiếp tục điều chỉnh giảm trước khi có thể tăng trở lại. ICO đã nâng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới lên mức 167,6 triệu bao trong niên vụ 2020-2021, do đó, thặng dư cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2 triệu bao so với 4,5 triệu bao trong niên vụ trước đó.

Đồng Real giảm mạnh, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,3250 Real do khủng hoảng chính trị trong nước và thị trường bên ngoài suy yếu vì tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 biến chủng mới đã đẩy chỉ USD tăng khiến các tiền tệ mới nổi trở nên mất giá.

Các giới đầu cơ cũng tỏ ra thận trọng khi dự báo thời tiết Brazil sắp xuất hiện những cơn mưa mùa xuân, góp phần giải hạn và sẽ kích cây cà phê ra hoa đúng thời vụ. Trong khi đó, những thiệt hại do các đợt sương giá trong tháng 7 gây ra cho vụ mùa tới năm 2022 là không thể thay đổi.

Theo nhận định, giá cà phê tuần này còn tiếp tục điều chỉnh giảm trước khi có thể tăng trở lại.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Anh trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 100,3 nghìn tấn, trị giá 424,62 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về chủng loại, trong 6 tháng đầu năm 2021, Anh giảm nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê. Trong đó, chủng loại cà phê (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine - HS 090111), với mức giảm 9,6% về lượng và giảm 7,7% về trị giá, đạt 75,61 nghìn tấn, trị giá 206,61 triệu USD.

Tỷ trọng nhập khẩu chủng loại cà phê có mã HS 090111 chiếm 75,36% tổng lượng nhập khẩu của Anh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh đạt mức 4.232 USD/tấn, tăng 3,4% so với 6 tháng đầu năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Anh tăng từ các thị trường Colombia và Honduras, nhưng giảm từ Brazil, Việt Nam và Indonesia, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá trong nước tiếp tục giảm 200- 300 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay điều chỉnh giảm 200-300 đồng/kg sau khi đi xuống vào hôm qua, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 38.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 38.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 38.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100-200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 39.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá tại Pleiku là 39.7000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng giảm 300 đồng/kg, dao động ở  mức 39.600 đồng/kg

Riêng giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tươi 7.500-8.000 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

38,900

-300

Lâm Hà (Robusta)

38,900

             -300

 Di Linh (Robusta)

38,800

-300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39.900

              -100

Buôn Hồ (Robusta)

39.700

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,700

-200

Ia Grai (Robusta)

39,700

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,700

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.600

-300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,000

              -200

Giá cà phê tươi

7.500-8.000

 

Trong vài năm gần đây, cà phê đặc sản Việt Nam bắt đầu được thị trường cà phê toàn cầu chú ý, đặc biệt là những nhà rang xay ở các nước "khó tính". Đầu tháng 8/2021, gần 20 tấn cà phê đặc sản, trị giá khoảng 100.000 USD của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) được xuất khẩu thành công sang Vương quốc Anh.

Sự kiện đánh dấu một bước tiến lớn cho cà phê đặc sản Việt Nam, vì lần đầu tiên xuất khẩu được lô hàng lớn sang thị trường khắt khe như châu Âu.

Thông tin trên báo Đắk Lắk, Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta, chủ yếu có tiếng về sản lượng và phát triển gấp 4 lần chỉ trong thập niên 90 của thế kỷ trước, đáp ứng được việc tăng nhu cầu tiêu thụ rất nhanh của thế giới trong vài thập niên qua. Tuy nhiên về chất lượng, cà phê Việt Nam không được thừa nhận dẫn đến giá trị và thương hiệu thấp so với các nước sản xuất khác. Điều này càng khó khăn hơn khi Việt Nam tham gia vào phân khúc cà phê đặc sản.

Cà phê đặc sản chỉ chiếm 1 - 2% tổng sản lượng cà phê toàn cầu, chủ yếu là Arabica. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số thị trường sử dụng cà phê đặc sản Robusta trong tiêu dùng nên chúng ta sẽ có cơ hội phát triển sản phẩm này. Trên thực tế, trong 2 – 3 năm nay, Việt Nam đã có xuất khẩu cà phê đặc sản với số lượng nhỏ, từ 5 tạ đến 1 tấn. Trường hợp của Simexco Đắk Lắk là đặc biệt, có thể tiêu thụ với số lượng lớn.