Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi tăng mạnh, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà tăng 1.300 đồng/kg, ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 1.300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 1.300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,300đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 1.300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,300đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 1.300 đồng/kg, dao động ở 41,200đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 1.300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,800 |
+1.300 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,800 |
+1.300 |
Di Linh (Robusta) |
40,700 |
+1.300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,400 |
+1.300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,300 |
+1.300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,300 |
+1.300 |
Ia Grai (Robusta) |
41,300 |
+1.300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,300 |
+1.300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,200 |
+1.300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,300 |
+1.300 |
FOB (HCM) |
2.133 |
Trừ lùi: +55 |
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, thị trường cà phê thế giới đã đồng loạt tăng mạnh. Sàn New York có phiên tăng cực mạnh.
Tổng cục Hải quan báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong 4 đạt 157.451 tấn (tương đương 2.624.183 bao, bao 60 kg), giảm 25,38% so với tháng trước. Tuy nhiên, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt tổng cộng 739.046 tấn (khoảng 12,32 triệu bao) tăng 26,34 % so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân xuất khẩu tăng mạnh là những tháng đầu năm ngoái phải đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Nhiều thương nhân nội địa cho biết, họ không thể bán cà phê ra vào lúc này do mức giá đã quá thấp, trong khi với nhà nông thì giá cả phân bón vật tư hiện đã tăng quá cao.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu cà phê đạt 2,892 triệu tấn, trị giá 15,54 tỷ EUR (16,47 tỷ USD), tăng 0,1% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với năm 2020.
Trong đó, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 548,44 nghìn tấn, trị giá 867,1 triệu EUR (919,13 triệu USD), giảm 14,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với năm 2020.
Nguyên nhân chính là do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, dẫn đến nguồn cung cà phê của Việt Nam bị gián đoạn.
Cập nhật số liệu công bố mới nhất của Cơ quan Thống kê châu Âu, tháng 1/2022, EU nhập khẩu cà phê đạt 243,86 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ EUR (1,7 tỷ USD), giảm nhẹ 0,01% về lượng, nhưng tăng 43,3% về trị giá so với tháng 1/2021.
Trong đó, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 42,3 nghìn tấn, trị giá 92,75 triệu EUR (98,32 triệu USD), giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 38,1% về trị giá.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 17,34% trong tháng 1/2022, thấp hơn so với thị phần 19,44% trong tháng 1/2021. Mức giảm này được cho là diễn ra trong ngắn hạn, bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà ở EU tăng, kéo theo nhu cầu nhập khẩu cà phê robusta phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nước này, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cà phê thế giới bật tăng
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 12/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 69 USD/tấn ở mức 2.078 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 67 USD/tấn ở mức 2.080 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 16,10 cent/lb, ở mức 219,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 16 cent/lb, ở mức 219,8 cent/lb.
Sau 3 phiên giảm liên tiếp và xuống gần ngưỡng nguy hiểm, thị trường cà phê thế giới đã đồng loạt tăng mạnh. Sàn New York có phiên tăng cực mạnh. Nguyên nhân được cho là do các sàn đã bán mạnh trước đó mua vào khi giá ở gần ngưỡng nguy hiểm.
Thị trường còn được hỗ trợ bởi thông tin sương giá ở Brazil. Khi mà các yếu tố tỷ giá USD, cuộc chiến Đông Âu hay trì trệ của logicstic đã trở nên quá "nhàm", thì thông tin thời tiết chính là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cà phê trên cả 2 sàn. Ngoài ra, xu hướng cho thấy lạm phát của Mỹ đang giảm nhẹ cũng giúp giá cà phê phục hồi.
Với thị trường trong nước, từ đầu tuần giá cà phê thế giới giảm mạnh kéo theo thị trường đi xuống. Nhiều thương nhân nội địa cho biết, họ không thể bán cà phê ra vào lúc này do mức giá đã quá thấp. Trong khi với nhà nông thì giá cả phân bón vật tư hiện vẫn quá cao.
Quy mô thị trường cà phê nhân toàn cầu đã đạt 34,03 tỷ USD vào năm 2020. Giá trị thị trường ước tính sẽ tăng từ 35,40 tỷ USD vào năm 2021 lên 47,22 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 4,20% trong giai đoạn dự báo.
Thị trường đang tăng trưởng nhờ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao về các lợi ích sức khỏe khác nhau của cà phê. Mặt hàng nông sản này đang dần góp mặt trong các sản phẩm dinh dưỡng xuất hiện trên thị trường.
Cà phê nhân đã trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới trong vài năm qua. Nhu cầu của loại cà phê này đang tăng lên do xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng và đồ uống bổ sung chế độ ăn uống.
Các loại cà phê đặc sản đang thu hút một lượng lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới. Với thu nhập được cải thiện, người tiêu dùng ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao. Những yếu tố này sẽ có lợi cho việc mở rộng thị trường trong thời gian dự báo.
Ngành cà phê toàn cầu đã trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng chưa từng có trong bối cảnh đại dịch, với nhu cầu chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong năm 2020. Sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng đã dẫn đến sự gia tăng giá cà phê ở nhiều khu vực.
Do đó, việc nhập khẩu cà phê qua các quốc gia khác nhau đã bị cản trở. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo rằng, chỉ báo tổng hợp đã giảm xuống dưới 100 USD cent/lb vào cuối tháng 6/2020.
Tuy nhiên, những lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng gia tăng trong bối cảnh đại dịch đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê một cách đáng kể, theo Globe Newswire.